Tiếng Việt
English
Search
“CHUẨN MỰC - SÁNG TẠO - TIÊN PHONG”

THỰC TẬP SƯ PHẠM TRONG BỐI CẢNH MỚI - ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT

Chuyên mục: Bản tin ĐHSPHN 14.01.2024   1755


<p>Thực hiện theo kế hoạch 02/KH-ĐHSPHN ngày 03/01/2024, sáng ngày 14/1/2024, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức hoạt động trực tuyến &ldquo;Kết nối và Đồng hành&rdquo; số 1 năm 2024 với chủ đề &ldquo;Thực tập sư phạm trong bối cảnh mới&rdquo;.</p>

Tham dự chương trình có Ban Giám hiệu, Trung tâm NC&PT Nghiệp vụ sư phạm, Phòng Đào tạo, Phòng Hành chính đối ngoại, Trung tâm CNTT, giảng viên Khoa Tâm lý - Giáo dục, Ban chủ nhiệm, giảng viên sư phạm các khoa thuộc Trường ĐHSP Hà Nội và đại diện Ban giám hiệu và giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm các trường phổ thông.

Phát biểu đề dẫn, PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã nhấn mạnh công tác thực tập sư phạm là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên. Trường ĐHSP Hà Nội mong muốn kết nối chặt chẽ với các thầy cô ở trường phổ thông để có sự phối hợp với giảng viên sư phạm của Trường ĐHSP Hà Nội rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hướng dẫn thực hành, thực tập phù hợp với thực tiễn của giáo dục phổ thông. Nhà trường mong muốn rằng, công tác thực tập sư phạm trong bối cảnh mới sẽ được triển khai cụ thể, kịp thời và với sự kết nối, đồng hành của thầy cô giáo viên hướng dẫn, giáo sinh thực tập sẽ hoàn thành có chất lượng các nhiệm vụ thực tập và tích lũy được các trải nghiệm giá trị cho nghề nghiệp trong tương lai. 

PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn - Phó hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc hội nghị

Để song hành với việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Trường ĐHSP Hà Nội cũng đã đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo tiếp cận phẩm chất, năng lực của sinh viên sư phạm. TS. Trần Bá Trình – Trưởng phòng Đào tạo nhà trường đã trình bày lộ trình phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên tại trường sư phạm và những yêu cầu đặt ra đối với sinh viên trong thời gian thực tập sư phạm tại các cơ sở giáo dục.  

TS. Khúc Năng Toàn - Phó trưởng Khoa Tâm lý - Giáo dục và ThS. Nguyễn Thuý Quỳnh - Giảng viên Khoa Tâm lý - Giáo dục đã chia sẻ về hỗ trợ tâm lý học đường thông qua công tác chủ nhiệm. Các chuyên gia đã phân tích  cơ sở tâm lý của công tác chủ nhiệm lớp. Tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường để hỗ trợ học sinh. Đây là một việc quan trọng tuy nhiên khi triển khai tại các cơ sở giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

PGS. TS. Nguyễn Văn Biên - Giám đốc TT NC và PT NVSP có một số ý kiến, gợi mở nội dung trình bày, thảo luận tại các phiên họp trực tuyến theo môn học. Nội dung chuyên môn được trao đổi trong những phiên cụ thể bao gồm: những quan điểm cơ bản về dạy học phát triển năng lực, cách giáo sinh đã được đào tạo về dạy học phát triển năng lực và những thách thức mà các bạn có thể gặp phải khi thực hiện dạy học phát triển năng lực ở trường phổ thông

Trường ĐHSP Hà Nội với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tham gia đa dạng vào các hoạt động triển khai chương trình GDPT 2018 như làm tác giả chương trình, tác giả SGK, tác giả biên soạn tài liệu và giảng viên tập huấn chương trình (ETEP). Nhà trường cũng đã tích hợp những nội dung cập nhật nhất vào các học phần phương pháp dạy học như các học phần: Lí luận và phương pháp dạy học môn học, Xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức dạy học và thực hành dạy học tại trường sư phạm. Những nội dung dung này bám sát các định hướng đối với việc tổ chức dạy học theo chỉ đạo của Bộ giáo dục đào tạo như Công văn 5512 và, các văn bản điều hành, hướng dẫn dạy học, kiểm tra đánh giá đáp ứng Chương trình GDPT năm 2018. 

Trong buổi “Kết nối và Đồng hành”, nhà trường đã mở 16 phòng họp Zoom cho các khoa chuyên môn, trong đó có sự tham gia của các giảng viên sư phạm, giáo viên hướng dẫn thực tập tại trường phổ thông và các giáo sinh sư phạm để chia sẻ, thảo luận và đi đến sự đồng thuận về yêu cầu dạy học phát triển năng lực đối với giáo sinh. Hơn 1000 giảng viên, cán bộ quản lí, giáo viên và, giáo sinh đã tham gia trong các phiên thảo luận này. Nhiều ý tưởng kết nối chuyên sâu giữa giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội và giáo viên phổ thông của các trường thuộc mạng lưới phát triển nghề nghiệp (đánh giá năng lực, giáo dục STEM, tư vấn tâm lí…) đã được đưa ra, thống nhất và, lên kế hoạch triển khai trong tương lai gần. Đây chính là kết quả quan trọng nhất của Chuyên đề Kết nối - Đồng hành số 01 năm 2024.

Ban Tổ chức Chương trình Kết nối - Đồng hành - Trường ĐHSP Hà Nội


Tin cùng chuyên mục: