Tiếng Việt
English
Search
“CHUẨN MỰC - SÁNG TẠO - TIÊN PHONG”

Nhân vật-Sự kiện

Giáo sư, Phó giáo sư trẻ nhất đều thuộc ĐH Sư phạm Hà Nội
11/11/2011 12:00:00 admin 0 16177
Có một sự trùng hợp rất thú vị trong đợt công nhận chức danh GS, PGS năm nay là hai người trẻ nhất: GS Nguyễn Quang Diệu (37 tuổi) và PGS Phạm Hoàng Hiệp (29 tuổi) đều thuộc về Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Báo VietNamNet: 29 tuổi thành Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam - PGS.TS PHẠM HOÀNG HIỆP (Khoa Toán Tin)
09/11/2011 12:00:00 admin 0 23691

Giảng viên Phạm Hoàng Hiệp, chuyên ngành toán (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) là người trẻ nhất vừa được công nhận chức danh phó giáo sư (PGS) trong số 374 người. Đồng nghiệp với anh, Nguyễn Quang Diệu, ở tuổi 37, cũng trở thành người trẻ nhất trong số 34 nhà giáo trở thành GS từ năm 2011.

Báo GD&TĐ: Chân dung giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2011 - GS.TS. NGUYỄN QUANG DIỆU (Khoa Toán Tin)
09/11/2011 12:00:00 admin 0 13080

(GD&TĐ)-Là một trong hai phó giáo sư trẻ nhất năm 2007, năm nay, anh lại được xướng danh là giáo sư trẻ nhất. Ở tuổi 37, anh là Nguyễn Quang Diệu, Phó chủ nhiệm Bộ môn Lý thuyết hàm, khoa Toán-Tin, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội.

Chân dung Nhà giáo tiêu biểu: GS.NGND PHAN TRỌNG LUẬN
06/10/2011 12:00:00 admin 0 12557
GS.NGND PHAN TRỌNG LUẬN "là một nhà sư phạm, một học giả chân chính. Thầy đã bằng tâm huyết và những cống hiến khoa học của mình góp phần to lớn cho giáo dục nước nhà, đồng thời góp một tiếng nói chung vào đời sống văn hoá xã hội trong hơn nửa thế kỉ qua..."
Chân dung Nhà giáo tiêu biểu: GS.TS.NGND TRẦN ĐÌNH SỬ
06/10/2011 12:00:00 admin 0 15091

"Trong hơn hai thập kỷ qua, phương pháp phê bình "Thi pháp học" xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống văn học nước ta như một thứ thời trang học thuật, lôi cuốn hàng loạt nhà nghiên cứu phê bình văn học thuộc các lứa tuổi khác nhau. Không mấy người biết rằng người đi tiên phong trong việc tạo ra "mốt" phê bình mới - phê bình thi pháp - ở Việt Nam là nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Sử" (Đỗ Minh Tuấn).

Về mối quan hệ giữa Giáo sư Trần Đức Thảo với ông Phạm Văn Đồng, một vài nét chấm phá
05/10/2011 12:00:00 admin 0 18192

Nhiều bạn bè của tôi biết tôi có một thời là thư ký khoa học của Tiểu ban Lý luận Văn hóa-Giáo dục Trung ương dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, và biết tôi có mối quan hệ mật thiết với Giáo sư Trần Đức Thảo, thường hỏi tôi về quan hệ giữa ông Phạm Văn Đồng và Giáo sư Trần Đức Thảo

Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường
04/10/2011 12:00:00 admin 0 10468

GS.TSKH Nguyễn Mạnh Tường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người đã có công lao xây dựng Nhà trường ngay từ những năm đầu thành lập. Tên tuổi của GS Nguyễn Mạnh Tường đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành một trí thức tiêu biểu của thế kỷ XX. Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: "Giáo sư, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường - Một trí thức yêu nước đã có cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, góp phần xây dựng nền giáo dục của Việt Nam”

Gương mặt sinh viên ĐHSPHN: NHÀ GIÁO ƯU TÚ ĐẶNG ĐÌNH ĐẠI
03/10/2011 12:00:00 admin 0 13677

Ngày 11/10 sắp tới, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tròn 60 năm phấn đấu và trưởng thành (11/10/1951 - 11/10/2011). Thế Giới Mới sẽ có loạt bài viết về “cỗ máy cái”, “lò đào tạo” số 1 của giáo dục hiện đại Việt Nam. Mở đầu, mời bạn đọc theo dõi cuộc trò chuyện với nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội, cựu sinh viên Khoa Ngữ văn khóa 1967-1970 của trường.

Cựu sinh viên tiêu biểu: THÚC HÀ - HÀ THÚC CHỈ NGƯỜI THẦY SE CHỮ LÀM THƠ
03/10/2011 12:00:00 admin 0 16695
Mùa hè năm 1956, Trường Đại học Sư phạm Văn khoa (nay là Trường ĐHSP Hà Nội) tổ chức kì thi tốt nghiệp đầu tiên dành cho sinh viên Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. “Trên một tấm áp phích lớn và cao treo ở dãy nhà đối diện với đại giảng đường, chúng tôi nhìn thấy tên tuổi đỏ chói của 10 sinh viên đại học văn khoa vừa tốt nghiệp, được xếp theo thứ tự thi đỗ từ trên xuống dưới… Trên cái bảng ghi tên dài dặc từ một quãng rất cao, tôi chú ý đến mấy cái tên: Hà Thúc Chỉ, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Văn Tâm…” (GS Nguyễn Huệ Chi)
"Đầu tiên" Lê Văn Thiêm
02/10/2011 12:00:00 admin 0 8790

Lê Văn Thiêm là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ toán, người khai sinh nền toán học đương đại Việt Nam, chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam, Giám đốc Trường Sư phạm Cap cấp - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và nhiều vai trò đầu tiên khác...

"Nhóm Lê Quý Đôn" hội tụ nhiều Giáo sư danh tiếng của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
01/10/2011 12:00:00 admin 0 10952

“Nhóm Lê Quý Đôn” – đầy đủ phải gọi là “Nhóm nghiên cứu văn học Lê Quý Đôn” – ra đời vào năm 1957 ở Hà Nội, đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới. Trong số những nhà giáo, nhà khoa học tham gia "Nhóm Lê Quý Đôn" có nhiều giáo sư danh tiếng của Trường ĐHSP Hà Nội như: Giáo sư Huỳnh Lý, Giáo sư Lê Trí Viễn, Giáo sư Vũ Đình Liên,Giáo sư Trương Chính.

Trần Đức Thảo với nền Giáo dục Đại học Việt Nam
26/09/2011 12:00:00 admin 0 10828
Cù Huy Chử & Cù Huy Song Hà: ... "Có lẽ cái đúng nhất là Trần Đức Thảo đã đặt con người, đội ngũ thầy giáo và sinh viên vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Bản thân Trần Đức Thảo là sự chứng minh cho những ý kiến mà ông đề xuất. Trần Đức Thảo đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để giữ vững là nhà khoa học có vị trí cao ở tầm quốc tế".
GS Nguyễn Mạnh Tường - Nhà khoa học thông thái và yêu nước
26/09/2011 12:00:00 admin 0 11396
Bác Nguyễn Mạnh Tường là bạn của bố tôi (GS. Nguyễn Lân) và bố vợ tôi (GS. Nguyễn Văn Huyên). Tôi được gặp bác nhiều lần và được bác dành nhiều thời gian kể cho chúng tôi nghe về tình bạn với bố vợ tôi khi hai người cùng du học tại Pháp, và bác còn kể sự khâm phục của bác đối với Hồ Chủ tịch.
Chân dung nhà giáo tiêu biểu: Giáo sư Trương Tửu, bằng con đường tự học đã trở thành một Giáo sư đại học nổi tiếng
23/09/2011 12:00:00 admin 0 8393
Nhân dịp trường Đại học Sư phạm Hà Nội kỷ niệm 60 năm thành lập, Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn - sinh viên khóa I Dự bị Đại học và Sư phạm Cao cấp(tốt nghiệp năm 1953) đã gửi tới Trường bài viết về GIÁO SƯ TRƯƠNG TỬU - Cây đại thụ của ngành Văn học Việt Nam. Bài viết kể về một số kỷ niệm và tấm gương của Giáo sư Trương Tửu trên phương diện một Nhà giáo.
Nhà giáo Đại học Sư phạm: Học giả Đào Duy Anh, khoa học là lẽ sống
20/09/2011 12:00:00 admin 0 8147

"Đào Duy Anh là học giả lớn nhất Việt Nam thế kỷ XX và có uy tín quốc tế. Ông là người thực sự mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam theo quan điểm duy vật… Có thể nói không một người nào trong nước hay ngoài nước nghiên cứu văn hóa, xã hội, lịch sử Việt Nam mà lại không đọc những công trình của ông, thậm chí không dựa vào những kiến giải của ông để làm việc" (GS Phan Ngọc)

Chân dung nhà giáo tiêu biểu: GIÁO SƯ ĐẶNG THANH LÊ - MỘT NỮ TRÍ THỨC TIÊU BIỂU
18/09/2011 12:00:00 admin 0 10590

Viết về người bạn - Giáo sư Đặng Thanh Lê, Giáo sư Phan Trọng Luận khẳng định: Giáo sư Đặng Thanh Lê đã xứng đáng với truyền thống gia đình, với lòng quý mến của đồng nghiệp, của ngành, của xã hội và đáng vinh danh là một Phụ nữ trí thức tiêu biểu.

GS.NGND Nguyễn Đình Chú - Sáng mãi chữ Tâm của một người Thầy
16/09/2011 12:00:00 admin 0 10160

(TT&VH Online) - Khoa Ngữ Văn là một trong những khoa lớn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội – Trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia. Kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1951 – 2011), đồng thời là 60 năm thành lập khoa Ngữ Văn, nhân dịp này TT&VH Online xin giới thiệu bài viết của TS.Chu Văn Sơn về NGND, GS.Nguyễn Đình Chú – tấm gương sáng của một người thầy đã cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

GS.TSKH.NGND Phương Lựu - Bùi Văn Ba - một nhà khoa học bền chí, một nhà giáo tâm huyết, một con người đáng nể trọng
15/09/2011 12:00:00 admin 0 9848

Bùi Văn Ba - Phương Lựu là một nhà khoa học bền chí, một nhà giáo tâm huyết, một con người có nhân cách đáng nể trọng. Ông gắn bó với một thế hệ làm nên gương mặt tinh thần của giới trí thức Việt Nam ở cả một thời đại. Ông góp phần “khơi dòng” lý thuyết và sau ông có nhiều thế hệ đã trưởng thành đang làm ló dạng diện mạo tinh thần của thời đại mới.

Chân dung nhà giáo tiêu biểu: NHÀ SỬ HỌC, GIÁO SƯ LÊ VĂN SÁU - NGƯỜI THẦY ĐÁNG KÍNH CỦA NHIỀU THẾ HỆ SINH VIÊN KHOA LỊCH SỬ
12/09/2011 12:00:00 admin 0 7659

Giáo sư Lê Văn Sáu là một trong số những người có công đặt nền móng tạo dựng và là Chủ nhiệm khoa đầu tiên của khoa Lịch sử của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.HNUE xin trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS.Trần Thị Vinh Khoa Lịch Sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Chân dung nhà giáo tiêu biểu: GS.NGND Ngô Thúc Lanh - Thầy của các thầy ngành Toán sư phạm
30/08/2011 12:00:00 admin 0 13805

Năm 1956, hai trường ĐH Sư phạm Khoa học và ĐH Sư phạm Văn khoa được nhập lại rồi tách ra thành hai trường hoàn chỉnh: ĐH Tổng hợp Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội. GS Nguyễn Cảnh Toàn và GS Ngô Thúc Lanh là những vị lãnh đạo đầu tiên của khoa Toán (tiền thân là khoa Toán - Lý) Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.