Tiếng Việt
English
Search
“CHUẨN MỰC - SÁNG TẠO - TIÊN PHONG”

Tọa đàm khoa học: Giải Nobel 2022 và cuộc tìm kiếm nguồn gốc loài người: Chúng ta đến từ đâu?

Chuyên mục: Nghiên cứu khoa học 01.11.2022   195


<p>Tối ngày 26/10/2022, tại Hội trường nhà K, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp cùng Khoa Sinh học đã tổ chức thành công buổi Tọa đàm &ldquo;Giải Nobel 2022 và cuộc tìm kiếm nguồn gốc loài người: CHÚNG TA ĐẾN TỪ ĐÂU?&rdquo; với sự trình bày của&nbsp;GS.TS. Nông Văn Hải, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm KH&amp;CN Việt Nam.</p>

Buổi tọa đàm có sự tham gia đông đảo của các cán bộ, giảng viên, học viên sau đại học và hơn 150 sinh viên đến từ các Khoa: Sinh học, Lịch sử, Vật lí, Công nghệ thông tin và các đơn vị khác trong và ngoài trường.

Buổi tọa đàm thu hút sự tham gia đông đảo của các giảng viên, sinh viên

Phát biểu giới thiệu đề dẫn cho buổi tọa đàm, PGS.TS. Trần Đức Hậu, Phó trưởng Khoa Sinh học đã chia sẻ về nguồn gốc và ý nghĩa của giải Nobel Y sinh năm 2022: “Năm 2022, giải Nobel Y sinh học thuộc về “nhà du hành DNA cổ đại”, GS. Svante Pääbo, nhà di truyền học tại Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Đức. Người đã có những khám phá quan trọng về sự tiến hóa của loài người thông qua phân tích DNA  của người cổ đại đã tuyệt chủng và nghiên cứu của ông cũng đã đi tiên phong trong lĩnh vực tiến hóa cổ sinh vật học”.

PGS.TS. Trần Đức Hậu, Phó trưởng Khoa Sinh học giới thiệu buổi tọa đàm

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, PGS.TS. Dương Minh Lam, Trưởng phòng KH&CN đã nhấn mạnh về mong muốn, kỳ vọng của Nhà trường khi tổ chức hoạt động này, theo đó, PGS Lam tin rằng, sau buổi seminar này sẽ có nhiều câu hỏi được trả lời và có những hướng nghiên cứu mới hơn được mở ra đối với thầy và trò Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

PGS.TS. Dương Minh Lam., Trưởng phòng KH&CN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu khai mạc buổi tọa đàm

GS.TS. Nông Văn Hải - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - diễn giả của buổi tọa đàm là tác giả công trình đầu tiên về hệ gene người Việt được công bố quốc tế. Các lĩnh vực nghiên cứu của Giáo sư là Sinh học phân tử, Hóa sinh học, Di truyền học và Hệ gene. Giáo sư có vai trò là người chủ trì, tham gia các dự án, đề tài tiêu biểu như “Giải mã toàn bộ hệ gene ty thể người Việt Nam”, “Giải trình tự và phân tích hệ gene người Việt Nam” làm trình tự tham chiếu và bước đầu phân tích nhân chủng học tiến hóa người Việt Nam.

Nội dung đầu tiên được giáo sư mang tới buổi đọa đàm là những vấn đề rất hấp dẫn, mang tính đại chúng về các quan điểm liên quan đến nguồn gốc loài người qua những nghiên cứu mang tính đột phá của nhà khoa học Svante Pääbo về người cổ đại. Hành trình từ giải mã hệ gene ty thể đến giải mã toàn bộ hệ gene người cổ đại Neanderthal và người Denisovan đã đưa nhà khoa học Thuỵ Điển Svante Pääbo, giám đốc Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hoá, Leipzig (Đức), đến với Giải Nobel trong lĩnh vực Sinh lí học và Y học năm 2022 như thế nào và liệu có câu trả lời cho Chúng ta đến từ đâu? Qua phần chia sẻ của giáo sư, người nghe hiểu được những khó khăn khi làm nghiên cứu về hệ gene của người cổ đại, cũng biết về sự nỗ lực, sáng tạo trong nghiên cứu của Svante Pääbo và bước đầu giải đáp được câu hỏi liên quan đến nguồn gốc loài người.

GS.TS. Nông Văn Hải - diễn giả của buổi tọa đàm

Sau khi được lắng nghe về hành trình đến với giải Nobel Y sinh năm 2022 của Svante Pääbo, GS. TS. Nông Văn Hải tiếp tục giới thiệu về các công bố gần đây nhất của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam về hệ gene người tiền sử Đông Nam Á. Các nghiên cứu này đã chỉ ra những con đường di cư, ngôn ngữ, nơi ở, … của người tiền sử Đông Nam Á.  Giải trình tự hệ gene người trên thế giới cho thấy, các dân tộc thời xưa đã có những giao lưu, giao thoa với nhau không chỉ về văn hóa mà cả hệ gene để tạo nên sự đa dạng dân tộc ở người hiện đại, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á.

GS.TS. Nông Văn Hải chia sẻ về Công bố hệ gene người tiền sử Đông Nam Á

Sau khi đưa người nghe du hành qua hành trình khám phá về hệ gene của ngươi cổ đại, đến người tiền sử Đông Nam Á, diễn giả đã khép lại bài trình bày của mình với một số kết quả công bố mới trong nghiên cứu về giải mã hệ gene người Việt Nam. Trong đó, nhóm nghiên cứu của GS. TS. Nông Văn Hải đã giải mã thành công toàn bộ hẹ gene ty thể của người Việt Nam tạo cơ sở đầu tiên cho Dự án giám định gene hài cốt liệt sĩ tại Viện Công nghệ sinh học. Những năm gần đây, với những nghiên cứu thuộc “Dự án 1000 hệ gene người Việt” được VinBigData tiến hành từ năm 2018 và đến cuối năm 2021, toàn bộ hệ gene của 1008 người Kinh trưởng thành khỏe mạnh của 3 miền Bắc, Trung, Nam đã được giải mã. Với kết quả nghiên cứu của dự án này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn đặc điểm di truyền của người Việt, trong đó bao gồm việc đánh giá chính xác hơn dấu vết của hai loài người cổ đại Neandethal và Denisova trên hệ gene người Việt ngày nay.

Sau phần trình bày của diễn giả là phần trao đổi và thảo thuận vô cùng sôi nổi dưới dự dẫn dắt của TS. Đào Thị Sen cùng những câu hỏi rất thú vị của TS. Đào Văn Tấn đến từ Khoa Sinh học và ThS. Vũ Đức Liêm đến từ Khoa Lịch sử. Những trao đổi này xoay quanh các vấn đề về ý nghĩa, mức độ tin cậy, giá trị của việc nghiên cứu hệ gene trong việc tìm ra nguồn gốc loài người. GS. TS. Nông Văn Hải cũng đã nhấn mạnh lại về mức độ tin cậy của phương pháp giải trình tự gene, song cũng chỉ ra những vấn đề cũng như những yếu tố khách quan khác khi thiếu đi khâu trung gian khiến cho việc thu mẫu để phân tích gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu.

TS. Đào Văn Tấn và ThS. Vũ Đức Liêm đặt câu hỏi cho diễn giả

Tổng kết Tọa đàm PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn, Trưởng Khoa Sinh học gửi lời cảm ơn tới bài trình bày vô cùng thú vị và ý nghĩa của GS.TS. Nông Văn Hải. Thầy cũng hy vọng rằng, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp cùng các Khoa tổ chức nhiều hơn nữa những bài giảng khoa học mang tính đại chúng như thế này để thu hút được đông đảo người nghe đến từ nhiều Khoa trong trường, qua đó, truyền đi tinh thần đam mê tìm hiều, nghiên cứu khoa học và không ngừng sáng tạo để góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thông qua buổi tọa đàm này, mỗi người dự sẽ có thêm những hiểu biết cập nhật mới về nguồn gốc loài người.

Đại diện nhà trường và khoa Sinh học tặng quà lưu niệm GS.TS. Nông Văn Hải

Thầy và trò Nhà trường chụp ảnh lưu niệm với diễn giả tại buổi tọa đàm

Bài viết: Liên chi đoàn Khoa Sinh học

Nguồn ảnh: Khoa Sinh học và Đội Truyền thông Đoàn TN trường ĐHSP Hà Nội


Tin cùng chuyên mục: