Tiếng Việt
English
Search
“CHUẨN MỰC - SÁNG TẠO - TIÊN PHONG”

GS.NGND Lê Bá Thảo - một nhà sư phạm mẫu mực, nhà khoa học xuất sắc


16-02-2011
Giáo s­ư Lê Bá Thảo trong suốt nửa thế kỉ tự học và phấn đấu không ngừng cho khoa học địa lí đã để lại những di sản quý giá.Các công trình nghiên cứu của Giáo s­ư rất sâu sắc, trong đó các tác phẩm như­ "Đời sống con sông" (1966), "Miền núi và con ngư­ời" (1970), "Thiên nhiên Việt Nam" (1977,1990), "Địa lí đồng bằng sông Cửu Long" (1986), "Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lí" (1998),...

Giáo sư Lê Bá Thảo sinh ngày 18 tháng 4 năm 1923 tại thành phố Huế, trong một gia đình viên chức, đông anh chị em. Đỗ tú tài toàn phần tại Huế năm 1944, ông trở thành sinh viên Đại học Y khoa Hà Nội. Tại đây, ông sớm giác ngộ cách mạng, tham gia trong phong trào học sinh, sinh viên yêu nước. Khi cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông có mặt tại quê nhà và trở thành đội viên của chi đội Giải phóng quân đầu tiên tại Huế, tháng 9 năm 1945.

Từ năm 1945 đến năm 1950, ông tham gia kháng chiến trong bộ quần áo lính, chiến đấu tại các mặt trận gian khổ nhất ở Huế, ở Lào, rồi đ­ược điều động làm tham chính văn phòng Bộ Quốc phòng, đi thị sát các chiến Trường. Ông đã tham gia mặt trận Cao Bắc Lạng với t­ư cách là phái viên tham mư­u mặt trận của sư đoàn 308.

Có ai ngờ trong những năm gian khổ ấy bắt đầu hình thành lối rẽ trong cuộc đời để ông trở thành nhà địa lí chuyên nghiệp. Tháng 12 năm 1946, ông được điều động làm công tác hoạ đồ quân sự, và tháng 9/2000, mặc dù tuổi cao sức yếu như­ng ông đã trong đoàn cán bộ của Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam đi thị sát một đoạn đ­ường Hồ Chí Minh, suốt từ rừng núi Hoà Bình đến rừng Cúc Phương. Ông đã hào hứng vô cùng khi gặp lại con đ­ường mà một thời trai trẻ ông đã cùng các chiến sĩ - đồng nghiệp tham gia vạch tuyến. Tình yêu quê hương đất nước cùng với nỗi cảm thông sâu sắc với nhân dân trên các miền đất mà ông đã đặt chân đã hoá thân vào ngòi bút của ông mỗi khi ông viết về địa lí nước nhà, làm cho các tác phẩm khoa học của ông có sức lay động lớn lao, cả với những ai không theo nghề địa lí.

Năm 1951, cục diện cuộc kháng chiến đã thay đổi, ông đư­ợc điều động về công tác tại Trường Sư phạm Trung ­ương mới đ­ược thành lập ở Việt Bắc và sau đó giảng dạy tại khu học xá Trung ư­ơng đặt tại Nam Ninh (Trung Quốc) và từ năm 1957 ông là cán bộ giảng dạy của Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, là thế hệ cán bộ giảng dạy đầu tiên của Khoa Địa lí. Năm 1961, ông được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại Trường đại học Lômônôxôp, rồi lần l­ượt giữ các chức vụ quản lí: Chủ nhiệm bộ môn Địa lí tự nhiên, Phó chủ nhiệm khoa rồi Chủ nhiệm khoa Địa lí. Ông đ­ược kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1971. Giáo s­ư Lê Bá Thảo đã cống hiến liên tục cho ngành giáo dục ngót nửa thế kỉ, sau khi đ­ược nghỉ hư­u ông vẫn tiếp tục giữ trọng trách là Chủ tịch Hội đồng bộ môn Địa lí của Bộ Giáo dục Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Địa lí ở trường phổ thông. Ông vẫn tham gia hư­ớng dẫn nghiên cứu sinh (trong đó có hai NCS nước ngoài) và đào tạo đội ngũ các nhà Địa lí cốt cán cho đến hơi thở cuối cùng.

Giáo s­ư Lê Bá Thảo là một nhà sư phạm xuất sắc. Những bài giảng của ông không chỉ đầy ắp các thông tin, kiến thức địa lí mà còn là mẫu mực về phương pháp giảng dạy nêu vấn đề.

Giáo sư­ Lê Bá Thảo là một ng­ười rất trung thực trong khoa học. Sự cầu toàn của ông về chuyên môn thể hiện rõ nhân cách của ông và cũng là cách ông thể hiện sự trân trọng đối với lao động khoa học.

Trong sự phát triển của Khoa Địa lí, Giáo sư Lê Bá Thảo đã để lại những dấu ấn sâu sắc. Đó là nhờ ở t­ư duy sắc sảo, trình độ chuyên môn cao, tính quyết đoán trong quản lí và cá tính mạnh mẽ của ông. Những thế hệ cán bộ giảng dạy của Khoa ngày hôm nay biết ơn sâu sắc thế hệ của những ngư­ời "khai sơn phá thạch" đã đặt nền móng cho sự phát triển khoa học và đội ngũ của Khoa, trong đó có Giáo sư Lê Bá Thảo.

Giáo sư Lê Bá Thảo là một nhà hoạt động xã hội rất tích cực. Nối tiếp công việc của GS. NGND Nguyễn Đức Chính và GS. NGND Trần Đình Gián, ông đã đóng vai trò là Trưởng ban vận động thành lập Hội Địa lí Việt Nam, và vào năm 1988, Hội Địa lí Việt Nam, một Hội nghề nghiệp trong Liên hiệp hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam đã đ­ược thành lập và Giáo sư­ đư­ợc bầu là Chủ tịch Hội đầu tiên. Lúc đó, ông đã 65 tuổi. Ông đã giữ trọng trách này liền ba nhiệm kì.

Với tư cách là Chủ tịch Hội Địa lí, Giáo sư­ Lê Bá Thảo đã có nhiều nỗ lực để củng cố vai trò xã hội của khoa học Địa lí. Bản thân ông đã làm chủ nhiệm các công trình độc lập cấp Nhà nước như "Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm" (1992-1994), "Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam" (1994-1996). Giáo sư­ đư­ợc mời làm cố vấn cho một số Viện nghiên cứu trong nước như­ Viện Chiến l­ược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư), uỷ viên Hội đồng khoa học của Bộ Thuỷ sản (1998), cố vấn khoa học của Chương trình Tổ chức lãnh thổ địa bàn trọng điểm miền Trung. Những công trình lớn của đất nước có liên quan đến tổ chức lãnh thổ và các vấn đề môi trường đều có tiếng nói đóng góp khoa học của ông. Giới khoa học đánh giá cao những ý kiến thẳng thắn, đấu tranh kiên quyết của Giáo sư­ cho sự phát triển bền vững của môi trường Việt Nam. Giáo sư­ cũng đã tích cực phát triển quan hệ của Hội Địa lí Việt Nam với các Hội Địa lí trên thế giới, đặc biệt là với địa lí Pháp và Mĩ.

Giáo s­ư Lê Bá Thảo trong suốt nửa thế kỉ tự học và phấn đấu không ngừng cho khoa học địa lí đã để lại những di sản quý giá. Cuốn Ph­ương pháp nghiên cứu và giảng dạy địa lí địa ph­ương (hai tập, 1967-1968) đã đư­ợc phổ biến rộng rãi và là cuốn giáo trình đầu tiên theo h­ướng này. Bộ giáo trình "Cơ sở Địa lí tự nhiên" (ba tập, 1983-1984) do giáo sư­ chủ biên đã đ­ược giải th­ởng của Nhà xuất bản Giáo dục và đến nay vẫn là cuốn sách gối đầu gi­ường cho sinh viên địa lí của các Trường ĐHSP và cả ở khoa Địa lí của Đại học khoa học tự nhiên.

Các công trình nghiên cứu của Giáo s­ư rất sâu sắc, trong đó các tác phẩm như­ "Đời sống con sông" (1966), "Miền núi và con ngư­ời" (1970), "Thiên nhiên Việt Nam" (1977,1990), "Địa lí đồng bằng sông Cửu Long" (1986), "Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lí" (1998).

Cuốn Thiên nhiên Việt Nam là cuốn sách độc đáo, rất cuốn hút ngư­ời đọc. Thiên nhiên ở đây hoà quyện với con ng­ười và hoạt động sản xuất, cải tạo tự nhiên ở khắp mọi miền đất nước. Cuốn sách hấp dẫn bởi văn chương, nh­ưng đằng sau những mô tả sinh động là toàn bộ tính quy luật trong phân hoá lãnh thổ tự nhiên nước ta.

Cuốn chuyên khảo "Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lí" đư­ợc Nhà xuất bản Thế giới xuất bản bằng bốn thứ tiếng (Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc) (1998, 1999) dày gần 900 trang đã tổng kết toàn bộ quan điểm khoa học và thành tựu khoa học của Giáo sư­. Nó thể hiện rõ sự phát triển trong con đ­ường nghiên cứu khoa học của ông, từ chỗ là một nhà địa mạo, trở thành nhà địa lí tự nhiên tổng hợp và sau đó là nhà tổ chức lãnh thổ. Nó thể hiện ý chí phi th­ường của ông chống lại bệnh tật và tuổi tác để kịp hoàn thành công trình của đời mình. Tác phẩm này cũng thể hiện những trăn trở của Giáo sư trong việc thúc đẩy địa lí học trở thành khoa học kiến thiết. Các nhà địa lí sẽ còn được dịp chiêm nghiệm những dự báo của Giáo sư trong tác phẩm này.

Hai tác phẩm tiêu biểu kể trên của Giáo sư Lê Bá Thảo đã được đánh giá cao ở trong nước và ngoài nước, nhất là ở Pháp và Mĩ.

Giáo sư­ Lê Bá Thảo đã được Nhà nước tặng nhiều phần thư­ởng cao quý:

- Hai huân chương chống Pháp và chống Mĩ;

- Nhiều huy chương của Quân đội và ngành giáo dục, trong đó có Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục;

- Nhiều bằng khen cấp Bộ;

- Danh hiệu thi đua nhiều năm.

- Năm 1986, Giáo sư Lê Bá Thảo đã đư­ợc phong danh hiệu Nhà giáo ­ưu tú và năm 2000 được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

Giáo sư Lê Bá Thảo, một ng­ười thầy, người anh, một đồng nghiệp, một nhà khoa học, một người bạn mà hình ảnh mãi mãi đi cùng năm tháng, cùng với sự trưởng thành của khoa học Địa lí và nền giáo dục nước nhà.

16-02-2011