BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Số: /TB-ĐHSPHN |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2025 |
THÔNG BÁO SỐ 1
Về việc tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế
“Khoa học xã hội, nhân văn và giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số”
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào thời đại chuyển đổi số với những tác động sâu sắc từ các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoT), các lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và khoa học giáo dục được kì vọng không chỉ thích ứng mà còn chủ động tham gia vào việc lí giải, dự báo và định hình những chuyển biến lịch sử của nhân loại. Sự thay đổi mạnh mẽ của môi trường tri thức và văn hoá đòi hỏi những tiếp cận học thuật mới, mang tính liên ngành và sáng tạo.
Tại Việt Nam, nhiệm vụ đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được Đảng và Nhà nước xác định là động lực cơ bản để phát triển đất nước. Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục định vị và nâng cao vai trò của khoa học xã hội, nhân văn và khoa học giáo dục trong tiến trình phát triển quốc gia, gắn kết với công nghệ và chuyển đổi số, trở thành yêu cầu cấp bách.
Tiếp nối thành công của các hội thảo khoa học quốc tế do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Trường Sư phạm Cao cấp Paris (École Normale Supérieure – ENS Ulm, Cộng hòa Pháp) tổ chức luân phiên trong nhiều năm qua, năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tiếp tục phối hợp với Trường Sư phạm Cao cấp Paris (École Normale Supérieure – ENS Ulm, Cộng hoà Pháp), Trường Quốc gia về Văn thư và Lưu trữ (École nationale des chartes, Cộng hoà Pháp), Trường Thực hành các Nghiên cứu Cao cấp (École pratique des Hautes Études – EPHE, Cộng hoà Pháp), cùng các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về khoa học xã hội, nhân văn và khoa học giáo dục.
– Tiếng Việt: Khoa học xã hội, nhân văn và giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số.
– Tiếng Pháp: Sciences sociales, humanités et éducation dans le contexte de la transformation numérique.
– Tiếng Anh: Social Sciences, Humanities, and Education in the Context of Digital Transformation.
Hội thảo nhằm tạo diễn đàn trao đổi học thuật và cập nhật, thảo luận, công bố những kết quả nghiên cứu mới, cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục. Bên cạnh đó, hội thảo cũng hướng tới:
– Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học trong và ngoài nước.
– Định hướng phát triển khoa học xã hội – nhân văn và giáo dục trong kỉ nguyên số, đề xuất giải pháp thích ứng với sự thay đổi công nghệ.
– Góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong khoa học và giáo dục, hướng tới một nền giáo dục hiện đại, sáng tạo và hội nhập.
Các tham luận của các học giả tham gia Hội thảo được khuyến khích tập trung nghiên cứu, thảo luận một hoặc một số nội dung gợi ý theo các nhóm chủ đề lớn dưới đây (có thể tương ứng với các tiểu ban khi tổ chức Hội thảo – vui lòng xem chi tiết Phụ lục 4):
Nhóm chủ đề 1: Triết học, Tôn giáo học.
Nhóm chủ đề 2: Tâm lí học, Giáo dục học.
Nhóm chủ đề 3: Ngôn ngữ học, Văn học, Văn hoá học, Nghệ thuật học.
Nhóm chủ đề 4: Sử học, Nhân học, Lưu trữ học.
Nhóm chủ đề 5: Chính trị học, Xã hội học, Địa lí kinh tế – xã hội và nhân văn.
Nhóm chủ đề 6: Việt Nam học, Quốc tế học.
– Thời gian (dự kiến): Ngày 28 tháng 11 năm 2025 (thứ Sáu, trong 01 ngày).
– Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; số136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
5. Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung.
6. Thể lệ và thời gian gửi báo cáo
6.1. Thể lệ báo cáo
– Bài viết tham gia hội thảo phải lả kết quả nghiên cứu mới, chưa từng được công bố trên các sách, tạp chí, hội thảo trong và ngoài nước trước đó.
– Bài viết tóm tắt và toàn văn phải được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (nếu tác giả gửi tóm tắt và toàn văn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Trung, cần có bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp đi kèm). Tác giả chịu trách nhiệm toàn bộ phần chỉnh sửa về mặt ngôn ngữ (nếu như phản biện yêu cầu).
– Tác giả gửi tóm tắt bài viết để xét duyệt trước khi gửi bài viết toàn văn . Tóm tắt không quá 300 từ; cần nêu được mục đích, phương pháp, kết quả nghiên cứu chính, ý nghĩa và được gửi kèm giới thiệu tóm tắt về tác giả (không quá 100 từ). Không giới hạn số lượng tóm tắt của mỗi tác giả.
– Bản toàn văn của bài viết khoảng 4000 đến 7000 từ (trường hợp nhiều hơn do Ban Tổ chức xem xét); và tuân thủ nghiêm ngặt các định dạng trong văn bản mẫu kèm theo Thông báo này. Nội dung bài viết cần có: tóm tắt, mở đầu, nội dung, kết luận, lời cảm ơn (nếu có), tài liệu tham khảo, giới thiệu tóm tắt về tác giả/nhóm tác giả.
– Bài viết sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 12, giãn cách dòng Single.
– Bài viết có thể dùng footnote để giải thích nội dung (nếu cần).
– Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự A, B, C theo họ (theo định dạng APA 7th). Đối với các tài liệu phỏng vấn, đề nghị chú thích ở footnote ghi rõ địa điểm và thời gian thực hiện.
– Định dạng file bài viết: MS Word.docx (không để định dạng file doc hoặc pdf).
– Bài viết toàn văn sẽ được thẩm định bởi các nhà khoa học trong nước và quốc tế.
6.2. Công bố của Hội thảo
– Các bài viết có chất lượng sẽ được chọn báo cáo trình bày tại Hội thảo;
– Các báo cáo có tính chuyên môn cao và đáp ứng các yêu cầu xuất bản sẽ được Hội đồng chuyên môn tuyển chọn để xuất bản ở một trong hai ấn phẩm sau: (1) Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện (sách in hoặc sách điện tử có mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm xuất bản; (2) Sách dưới dạng chuyên khảo được thẩm định và công bố bởi một nhà xuất bản quốc tế uy tín có hợp tác với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Chi tiết sẽ được thông tin cụ thể trong Thông báo số 2 sau khi Ban Tổ chức làm việc với nhà xuất bản quốc tế.
6.3. Thời gian gửi báo cáo
– Đăng kí tham gia và gửi báo cáo tóm tắt: trước ngày 15/6/2025.
– Thông báo kết quả xét duyệt báo cáo tóm tắt: trước ngày 30/6/2025.
– Gửi báo cáo toàn văn: trước ngày 15/9/2025.
7. Địa chỉ gửi bài viết
Bài viết tóm tắt và toàn văn xin gửi về địa chỉ email: sshe2025@hnue.edu.vn.
Tiêu đề email và tên file:
– Gửi báo cáo tóm tắt: Họ tên_SSHE2025_abstract
– Gửi báo cáo toàn văn: Họ tên_SSHE2025_fullpaper.
8. Kinh phí hội thảo
– Nguồn kinh phí tổ chức hội thảo do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và các tổ chức hỗ trợ.
– Hội thảo miễn phí tham dự và miễn phí đối với các bài báo cáo khoa học được lựa chọn trình bày. Các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo tự chi trả chi phí đi lại, ăn ở, lưu trú, hoặc được cơ quan, tổ chức cử đi hỗ trợ các chi phí này trong suốt thời gian tham gia hội thảo và các hoạt động liên quan.
– Chi phí tự nguyện đóng góp: Các đại biểu và tác giả tham gia các hoạt động tham quan di tích lịch sử – văn hoá Việt Nam sau hội thảo sẽ tự nguyện đóng góp kinh phí để chi trả cho các đơn vị tổ chức sự kiện.
– Tác giả bài viết có nhu cầu được công bố ở một trong hai ấn phẩm (như thông tin ở mục 6.2) sẽ đóng góp một phần chi phí phản biện và xuất bản. Chi tiết về kinh phí sẽ có trong Thông báo số 2 (trước ngày 30/6/2025).
9. Thông tin liên hệ
Mọi thông tin về hội thảo, mẫu định dạng bài viết và đăng kí tham dự được cập nhật tại website: sshe2025.hnue.edu.vn (hoạt động từ ngày 15 tháng 5 năm 2025).
Các thông tin chi tiết, xin liên hệ qua email của Ban Tổ chức: sshe2025@hnue.edu.vn.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trân trọng kính mời các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các thầy cô giáo, học viên cao học, nghiên cứu sinh, các cá nhân quan tâm viết bài và tham gia Hội thảo.
Trân trọng./.
Nơi nhận: - Các đơn vị trong và ngoài Trường; - Lưu: VT, KHCN, NXB. |
HIỆU TRƯỞNG
PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn |
Phụ lục 1/Appendix 1
CÁCH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÓM TẮT
ABSTRACT TEMPLATE
Title (Times New Roman, 14, Bold, Center)
Author 1[1]*1, Author 22 và Author 33 (Full name, Bold, Times New Roman, 12, Center)
1 University Affiliation…… (Times New Roman, 12, Italic, Center)
2 University Affiliation…… (Times New Roman, 12, Italic, Center)
3 University Affiliation…… (Times New Roman, 12, Italic, Center)
Abstract. Present the main purpose of the research, methods, findings, and significance. Max 300 words. (Times New Roman, Normal, 12).
Keywords: Không quá 5 từ/ Approximate 3 - 5 keywords (Times New Roman, Normal, 12).
- Text in body, Times New Roman, Normal, 12, single space. Word limit: 300 words.
- Paragraph à Line spacing: à Single, first line: 0.75cm, spacing: before 2pt, after 2pt.
- Page Setup àMargins à Top: 3.3cm, Bottom: 2.3 cm, Left: 3.84 cm, Right: 1.84 cm.
- Page Setup à Layout à Header: 2.3 cm, Footer: 3.6cm, Select “Different odd and even, Different first page”.
Short Bio (For all authors)
- An overview of the academic achievement and contributions.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Example:
Professor María Pilar Jiménez-Aleixandre is Ad Honorem Professor of Science Education in the Faculty of Education at the University of Santiago de Compostela, Spain. She is a national leader in science education in Spain, and throughout Europe and Latin America. Her research focuses on students' engagement in argumentation and epistemic practices, through classroom studies and longitudinal designs, and she has authored or co-authored over 50 papers in WOS-indexed journals, and another 50 books or book chapters with high-impact publishers. The impact of her work is evidenced by her high h-index of 32, with her pioneering argumentation paper receiving more than 1000 citations, and by being the recipient in 2019 of the prestigious NARST Distinguished Contribution to Research Award. Her recent research explores the use of evidence by kindergarteners and the interface between critical thinking and argumentation on socio-scientific issues, such as food choices. Outside science education, María is an award-winning author of poetry, fiction, and children's fiction, and she has recently been elected to the Royal Galician Academy (RGA).
Phụ lục 2/Appendix 2
CÁCH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO TOÀN VĂN
FULL PAPER TEMPLATE
Title (Times New Roman, 14, Bold, Center)
Author 1*(Full name, Bold, Times New Roman, 12, Center)
University Affiliation…… (Times New Roman, 12, Italic, Center)
Author 22
2 University Affiliation…… (Times New Roman, 12, Italic, Center)
Abstract. Present the main purpose of the research, methods, findings, and significance. Max 7000 words. (Times New Roman, Normal, 12).
Keywords: Approximate 3 - 5 keywords (Times New Roman, Normal, 12).
- Text in body, Times New Roman, Normal, 12, single space. Word limit: 4000 to 7000 words.
- Paragraph à Line spacing: à Single, first line: 0.75cm, spacing: before 2pt, after 2pt.
- Page Setup àMargins à Top: 3.3cm, Bottom: 2.3 cm, Left: 3.84 cm, Right: 1.84 cm.
- Page Setup à Layout à Header: 2.3 cm, Footer: 3.6cm, Select “Different odd and even, Different first page”.
Mở đầu/ Introduction (Times New Roman, 14, spacing: before 12 pt, after 6pt)
Introduction to the research problem, questions, or hypothesis, and methods
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
1. (Times New Roman, Normal, 14, spacing: before 6 pt, after 2pt)
1.1. (Times New Roman, Normal, 14, spacing: before 2 pt, after 2pt)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. (Times New Roman, Normal, 14, spacing: before 2 pt, after 2pt)
2.1. (Times New Roman, Normal, 14, spacing: before 6 pt, after 2pt)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2.2. (Times New Roman, Normal, 12, spacing: before 6 pt, after 2pt)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
* Các quy định về Layout/ Layout requirements:
- Trích dẫn trong bài viết/In-text citations: APA 7th edition style
(Anderson, 1999; Saggers & Gray, 1999);
(Smith, 2016, p. 315–16)
(Do, 2011, p. 23); (Do, 2012a, p.25); (Do, 2012b, p.26)
- Đối với bảng biểu:
+) Tên hình và biểu đồ ở bên dưới, kèm nguồn trích dẫn/ The figure caption should be placed outside and below the figure, with the source mentioned as well.
Ví dụ/Eg:
Ví dụ/Eg:
+) Tên bảng ở bên dưới, kèm nguồn trích dẫn/The table caption should be positioned outside the table and placed above it, with the source mentioned as well.
Ví dụ/Eg:
Table 1. Describe process steps (đậm, Bold)
Step |
Description |
Find out the problem |
……………………………………………………………………...... |
Describe the difficulty |
……………………………………………………………….............. |
(Source:…..)
Kết luận/Conclusion (Times New Roman, 14, spacing: before 12 pt, after 6pt)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Lời cảm ơn/Acknowledgement (Times New Roman, 14, spacing: before 12 pt, after 6pt)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES (Times New Roman, Normal, 12, center; APA 7th edition style)
Sắp xếp thứ tự theo A, B, C; không đánh số thứ tự (in alphabetical order, do not number them)
* Sách/Books:
- Dang Phong. (2011). Lich su Kinh te Viet Nam 1945-2000. Khoa hoc xa hoi. Hanoi.
- Lumby, J. (2001). Who cares? The changing health care system. Sydney, Australia: Allen & Unwin.
- Smith, Zadie. 2016. Swing Time. New York: Penguin Press.
* Chương sách/Book chapter:
McKenzie, H., Boughton, M., Hayes, L., & Forsyth, S. (2008). Explaining the complexities and value of nursing practice and knowledge. In I. Morley & M. Crouch (Eds.), Knowledge as value: Illumination through critical prisms (pp. 209-224). Amsterdam, Netherlands: Rodopi.
* Bài tạp chí học thuật và trên website/Articles, News or magazine articles:
- Boughton, M., & Halliday, L. (2008). A challenge to the menopause stereotype: Young Australian women's reflections of 'being diagnosed' as menopausal. Health & Social Care in the Community, 16(6), 565-572.
- Welch, N. (2000, February 21). Toward an understanding of the determinants of rural health. Retrieved from http://www.ruralhealth.org.au/welch.htm (ngày truy cập)
- Vietnamnet (September 11, 2018) “Tong Bi thu ket thuc tot dep chuyen tham chinh thuc Nga va Hungary”, Vietnamnet,. Truy cập tại: Đường link bài báo (ngày truy cập)
* Luận án, luận văn/Thesis:
Rutz, Cynthia Lillian (2013). King Lear and Its Folktale Analogues. PhD diss., University of Chicago.
Phụ lục 3/Appendix 3
ĐĂNG KÍ THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ
“Khoa học xã hội, nhân văn và giáo dục trong bối cảnh chuyển đổi số”
REGISTRATION FORM FOR THE INTERNATIONAL CONFERENCE
“Social Sciences, Humanities, and Education in the Context of Digital Transformation”
- Họ và tên/Full name*: ………………………………………………………...
- Học hàm học vị/Academic Titles/Degrees*:………………………..................
- Đơn vị công tác/Workplace or Affiliation*: ………………………………….
- Chức vụ/Occupation*:………………………………………………………...
- Email liên hệ/email address*:…………………………………………………
- Điện thoại liên hệ/Cell phone number*:………………………………………
- Công việc hiện tại/Current job*:………………………………………………
- Cần hỗ trợ phiên dịch/Require interpretation support*:
• Có/Yes • Không/No
- Thời gian tham gia hội thảo (miễn phí)/Participation time*:
• cả ngày/full-day
• chỉ buổi sáng/morning only
• chỉ buổi chiều/afternoon only
- Tham gia hoạt động tham quan mở rộng (dự kiến trong 01 ngày sau hội thảo, có đóng phí cho đối tác tổ chức sự kiện)/Participate in Post-Conference Tour*:
• Có/Yes • Không/No
- Có gửi báo cáo tham dự hội thảo/Submit a conference paper *:
• Có/Yes • Không/No
- Tiểu ban đăng kí tham dự/Panel*:………………………………..……………
- Tiêu đề dự kiến của báo cáo/Proposed title of the paper*:………………….....
(Lưu ý: Để công tác tổ chức hội thảo thuận lợi, các mục có dấu * cần được điền đầy đủ thông tin/ Note: To ensure the smooth organization of the conference, fields marked with * must be fully completed.).
Người đăng kí/Registrant
(kí và ghi rõ họ tên/Signature and full name)
Phụ lục 4/ Appendix 4
CÁC CHỦ ĐỀ GỢI Ý CHO CÁC TIỂU BAN
SUGGESTED TOPICS FOR PANELS
1. Tiểu ban chuyên môn Triết học, Tôn giáo học / Panel on Philosophy and Religious Studies
1.1. Đối thoại triết học: Những tương đồng và khác biệt trong triết học thế giới
(Philosophical Dialogue: Convergences and Divergences in Global Philosophies)
1.2. Triết học Việt Nam: Thành tựu nghiên cứu trong lịch sử và những nội dung chủ đạo đặt ra
(Vietnamese Philosophy: Research Achievements and Major Thematic Orientations)
1.3. Các nhà tư tưởng, triết gia Việt Nam và các nhà nghiên cứu về triết học Việt Nam
(Vietnamese Thinkers, Philosophers, and Scholars of Vietnamese Philosophy)
1.4. Triết học về con người
(Philosophy of Human Being)
1.5. Đạo đức học và trách nhiệm con người trong kỉ nguyên trí tuệ nhân tạo
(Ethics and Human Responsibility in the Era of Artificial Intelligence)
1.6. Các giá trị tinh thần và đời sống xã hội dưới tác động của chuyển đổi số
(Spiritual Values and Social Life under the Impact of Digital Transformation)
1.7. Tôn giáo học ở Việt Nam: Thành tựu nghiên cứu và những nội dung chủ đạo đặt ra (Religious Studies in Vietnam: Research Achievements and Major Thematic Orientations)
1.8. Giao thoa và bản địa hoá các tôn giáo thế giới trong tôn giáo ở Việt Nam
(Interweaving and Localization of World Religions in Vietnam)
1.9. Tôn giáo và quốc gia: Các mô hình quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước trong lịch sử Việt Nam và thế giới
(Religion and State: Models of Religion-State Relations in the History of Vietnam and the World)
1.10. Nghiên cứu, giảng dạy và học tập triết học / tôn giáo học trong thời đại trí tuệ nhân tạo
(Researching, Teaching, and Learning Philosophy / Religious Studies in the Age of Artificial Intelligence)
2. Tiểu ban chuyên môn Tâm lí học, Giáo dục học / Panel on Psychology and Education
2.1. Tâm lí học ở Việt Nam và thế giới: Những hướng nghiên cứu mới
(Psychology in Vietnam and the World: New Research Orientations)
2.2. Tâm lí học phát triển con người
(Developmental Psychology of Human Beings)
2.3. Sức khoẻ tâm thần trong thế giới đương đại
(Mental Health in the Contemporary World)
2.4. Đa nhân cách và các giải pháp tâm lí học học đường
(Multiple Personality and Psychological Solutions in School Settings)
2.5. Ứng dụng tâm lí học trong quản trị, lãnh đạo và phát triển nhà trường
(Applications of Psychology in Management, Leadership, and School Development)
2.6. Giáo dục trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
(Education in the Strategy for Developing High-Quality Human Resources)
2.7. Mô hình đào tạo giáo viên: Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển
(Teacher Education Models: Experiences from Developed Countries)
2.8. Phương pháp giảng dạy và học tập trong môi trường số hoá
(Teaching and Learning Methods in the Digitalized Environment)
2.9. Quản trị nhà trường: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng đối với Việt Nam
(School Governance: International Experiences and Applications in the Vietnamese Context)
2.10. Đánh giá kết quả học tập: Những thách thức và cơ hội trong chuyển đổi số
(Assessment of Learning Outcomes: Challenges and Opportunities in the Digital Transformation Era)
3. Tiểu ban chuyên môn Ngôn ngữ học, Văn học, Văn hoá học, Nghệ thuật học / Panel on Linguistics, Literature, Cultural Studies, and Art Studies
3.1. Giáo dục đa ngôn ngữ trong nhà trường: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng tại Việt Nam
(Multilingual Education in Schools: International Experiences and Applications in Vietnam)
3.2. Tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường phổ thông: Kinh nghiệm ở các nước phát triển và vận dụng cho Việt Nam
(English as a Second Language in General Education: International Experiences and Applications in Vietnam)
3.3. Ngôn ngữ truyền thông, ngôn ngữ báo chí và sự thay đổi giao tiếp trong xã hội hiện đại
(Media language, journalistic language, and the transformation of communication in modern society)
3.4. Dịch thuật học và công nghệ dịch thuật: Cơ hội và thách thức trong thời đại số
(Translation Studies and Translation Technology: Opportunities and Challenges in the Digital Era)
3.5. Văn học Việt Nam và văn học thế giới: Giao lưu và tiếp nhận trong lịch sử
(The Interaction and Reception of Vietnamese and World Literature throughout History)
3.6. Văn học Việt Nam ở nước ngoài và văn học nước ngoài ở Việt Nam
(Vietnamese Literature Abroad and Foreign Literature in Vietnam)
3.7. Nhà văn Việt Nam ở nước ngoài: Sự sáng tạo và hội nhập
(Vietnamese Writers Abroad: Creativity and Cultural Integration)
3.8. Lí luận và phê bình văn học đương đại: Những hướng nghiên cứu mới và lí thuyết mới
(Contemporary Literary Theory and Criticism: New Research Orientations and Theoretical Approaches)
3.9. Truyện Kiều: Tiếp cận truyền thống và hiện đại trong các nền văn học quốc tế
(The Tale of Kiều: Traditional and Contemporary Approaches in World Literary Contexts)
3.10. Văn học và các vấn đề xã hội đương đại: Môi trường, giới, bản sắc
(Literature and Contemporary Social Issues: Environment, Gender, and Identity)
3.11. Văn học và trí tuệ nhân tạo: Những thay đổi trong sáng tác và tiếp nhận văn học
(Literature and Artificial Intelligence: Transformations in Literary Creation and Reception)
3.12. Nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học trong bối cảnh chuyển đổi số
(Researching, Teaching, and Learning Literature in the Digital Transformation Era)
3.13. Văn hoá học: Lí thuyết, phương pháp và xu hướng mới
(Cultural Studies: Theories, Methods, and Emerging Orientations)
3.14. Văn hoá và chuyển đổi số: Không gian mới, biểu tượng mới, hành vi mới
(Culture and Digital Transformation: New Spaces, Symbols, and Behaviors)
3.15. Văn hoá dân gian và kí ức cộng đồng: Bảo tồn và sáng tạo trong thời đại mới
(Folklore and Collective Memory: Preservation and Innovation in the Modern Era)
3.16. Lí luận và phê bình nghệ thuật trong bối cảnh liên ngành và hậu hiện đại
(Art Theory and Criticism in Interdisciplinary and Postmodern Contexts)
3.17. Nghệ thuật đương đại: Giao lưu quốc tế, thể nghiệm và định hình giá trị thẩm mĩ mới
(Contemporary Art: International Exchange, Experimentation, and Aesthetic Innovation)
3.18. Công nghiệp văn hoá và không gian nghệ thuật công cộng: Phát triển bền vững văn hoá đô thị
(Cultural Industries and Public Art Spaces: Sustainable Urban Cultural Development)
3.19. Nghệ thuật và trí tuệ nhân tạo: Sáng tạo, đạo đức và giới hạn
(Art and Artificial Intelligence: Creativity, Ethics, and Boundaries)
4. Tiểu ban chuyên môn Sử học, Nhân học, Lưu trữ học / Panel on History, Anthropology, and Archival Studies
4.1. Sử học: Lí thuyết, phương pháp nghiên cứu mới
(Historiography: New Theories and Research Methods)
4.2. Lịch sử Việt Nam trong dòng chảy lịch sử thế giới: Quá khứ, hiện tại và tương lai
(Vietnamese History in the Flow of World History: Past, Present, and Future)
4.3. Đông Dương: Lịch sử và những hướng tiếp cận nghiên cứu liên ngành
(Indochina: History and Interdisciplinary Approaches)
4.5. Khảo cổ học Việt Nam và thế giới: Những thành tựu nghiên cứu mới
(Vietnamese and Global Archaeology: New Research Achievements)
4.6. Giảng dạy và học tập lịch sử trong bối cảnh chuyển đổi số
(Teaching and Learning History in the Context of Digital Transformation)
4.7. Nhân học: Lí thuyết, phương pháp nghiên cứu mới
(Anthropology: New Theories and Research Approaches)
4.8. Tộc người, bản sắc và sự tương tác trong xã hội đa văn hoá
(Ethnicity, Identity, and Interaction in Multicultural Societies)
4.9. Nhân học văn hoá – tôn giáo: Tiếp cận lí thuyết và phương pháp liên ngành
(Cultural and Religious Anthropology: Theoretical and Interdisciplinary Approaches)
4.10. Nhân học đô thị: Không gian sống, di cư và tái cấu trúc cộng đồng
(Urban Anthropology: Living Spaces, Migration, and Community Restructuring)
4.11. Nhân học và di sản văn hoá: Từ nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy
(Anthropology and Cultural Heritage: From Research to Preservation and Promotion)
4.12. Nhân học môi trường: Mối quan hệ giữa con người – tự nhiên – công nghệ
(Environmental Anthropology: Human–Nature–Technology Relations)
4.13. Lí luận và phương pháp trong nghiên cứu Lưu trữ học hiện đại
(Theories and Methods in Modern Archival Studies)
4.14. Số hoá tư liệu và chuyển đổi số trong lĩnh vực lưu trữ và thư viện
(Digitization and Digital Transformation in Archives and Libraries)
4.15. Di sản lưu trữ Đông Dương: Khai thác, số hoá và tiếp cận quốc tế
(Indochinese Archival Heritage: Exploration, Digitization, and International Access)
4.16. Di sản tư liệu và bản sắc quốc gia: Các tiếp cận đa ngành
(Documentary Heritage and National Identity: Interdisciplinary Perspectives)
4.17. Di sản số và vấn đề pháp lí – đạo đức trong quản lí thông tin
(Digital Heritage and Legal–Ethical Issues in Information Management)
4.18. Đào tạo và nghiên cứu Lưu trữ học: Thách thức và định hướng phát triển mới
(Training and Research in Archival Studies: Challenges and New Directions)
5. Tiểu ban chuyên môn Chính trị học, Xã hội học, Địa lí kinh tế – xã hội và nhân văn / Panel on Political Science, Sociology, and Socio-economic & Human Geography
5.1. Chính trị học: Những tiếp cận mới và các hướng nghiên cứu liên ngành
(Political Science: New Approaches and Interdisciplinary Orientations)
5.2. Chính trị học quốc tế và các lí thuyết quyền lực
(International Political Science and Theories of Power)
5.3. Quản trị nhà nước và thể chế trong bối cảnh chuyển đổi số
(State Governance and Institutions in the Context of Digital Transformation)
5.4. Địa chính trị và trật tự thế giới mới: Chiến lược của mỗi quốc gia
(Geopolitics and the New World Order: Strategic Perspectives of Nations)
5.5. Quyền lực mềm và ngoại giao văn hoá trong cạnh tranh năng lực quốc gia
(Soft Power and Cultural Diplomacy in the Competition of National Capacity)
5.6. Xã hội học hiện đại: Lí thuyết, phương pháp và những tiếp cận liên ngành
(Modern Sociology: Theories, Methods, and Interdisciplinary Approaches)
5.7. Sự chuyển đổi của các thiết chế xã hội truyền thống trong xã hội hiện đại
(Transformation of Traditional Social Institutions in Modern Society)
5.8. Gia đình, giới và các thế hệ: Những thay đổi trong quan hệ xã hội và giá trị sống
(Family, Gender, and Generations: Changing Social Relations and Values)
5.9. Biến đổi xã hội trong thời đại số: Mạng xã hội, dữ liệu và hành vi con người
(Social Change in the Digital Age: Social Media, Data, and Human Behavior)
5.10. Xã hội học của trí tuệ nhân tạo: Thay đổi hành vi, đạo đức và quản trị xã hội
(Sociology of Artificial Intelligence: Behavior, Ethics, and Social Governance)
5.11. Địa lí học hiện đại: Lí thuyết, phương pháp và xu hướng nghiên cứu liên ngành
(Contemporary Geography: Theories, Methods, and Interdisciplinary Trends)
5.12. Phát triển không gian kinh tế – xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số
(Socio-Economic Spatial Development in the Context of Digital Transformation)
5.13. Hạ tầng, giao thông và logistics trong cấu trúc không gian kinh tế mới
(Infrastructure, Transport, and Logistics in Emerging Economic Spaces)
5.14. Địa lí nhân văn: Những lí thuyết nền tảng và định hướng ứng dụng liên ngành
(Human Geography: Foundational Theories and Interdisciplinary Applications)
5.15. Chuyển đổi số trong nghiên cứu địa lí: GIS, dữ liệu lớn và mô hình hoá không gian
(Digital Transformation in Geography: GIS, Big Data, and Spatial Modeling)
5.16. Biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai và địa lí thích ứng xã hội – sinh thái
(Climate Change, Natural Hazards, and Socio-Ecological Adaptation Geography)
6. Tiểu ban chuyên môn Việt Nam học, Quốc tế học / Panel on Vietnamese Studies and International Studies
6.1. Việt Nam học: Những hướng tiếp cận lí luận và liên ngành hiện đại
(Vietnamese Studies: Contemporary Theories and Interdisciplinary Approaches)
6.2. Việt Nam trong tiến trình phát triển: Bản sắc và hội nhập
(Vietnam in the Development Process: Identity and Integration)
6.3. Chuyển đổi xã hội và văn hoá Việt Nam trong thế kỷ 21
(The social and cultural transformation of Vietnam in the 21st century)
6.4. Người nước ngoài với lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam
(Foreign Perspectives on Vietnamese History, Language, and Culture)
6.5. Nghiên cứu so sánh Việt Nam và các quốc gia
(Comparative Studies between Vietnam and Other Countries)
6.6. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Bản sắc, kết nối và đóng góp
(Overseas Vietnamese Communities: Identity, Connectivity, and Contributions)
6.7. Nghiên cứu Việt Nam trên thế giới: Thành tựu, xu hướng và cơ hội hợp tác
(Vietnamese Studies Worldwide: Achievements, Trends, and Opportunities for Cooperation)
6.8. Quan hệ Việt Nam – khu vực – thế giới: Lịch sử, thực tiễn và triển vọng hợp tác
(Vietnam’s Relations with the Region and the World: History, Practice, and Prospects)
6.9. Phát triển hợp tác quốc tế: Giáo dục, văn hoá, môi trường và công nghệ
(International Cooperation in Education, Culture, Environment, and Technology)
6.10. Di cư quốc tế và các vấn đề về nhân lực, bản sắc và chính sách
(International Migration: Labor, Identity, and Policy Challenges)
6.11. Chuyển đổi số và ngoại giao quốc tế trong thế kỷ 21
(Digital Transformation and International Diplomacy in the 21st century).
- 530_TB-DHSPHN_Thông báo vv tổ chức Hội thảo KHQT (11.2025)