Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, để đảm bảo an toàn cho thí sinh và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của Thủ tướng Chính phủ và của Thành phố Hà Nội; Theo văn bản của Ủy ban Nhân dân Quận Cầu Giấy, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo tạm hoãn tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đợt thi ngày 20, 21, 22/12/2021.
Sau một thời gian dài không được đến trường, nguy cơ học sinh gặp khó khăn tâm lý khi trở lại trường học là khó tránh khỏi. Nếu nhà trường và giáo viên có nhận thức đầy đủ về những khó khăn tâm lý mà học sinh có thể gặp phải khi trở lại trường học, đồng thời có sự chuẩn bị chu đáo để hỗ trợ học sinh, cơ hội để học sinh trở lại và nhanh chóng bắt nhịp với việc học tập ở trường sẽ được đảm bảo.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo về việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo công văn 538/QLCL-QLVBCC ngày 20/5/2019 của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sáng ngày 09/01/2025, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội phối hợp với Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội nghị Tọa đàm về Tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” tại Hội trường 11-10, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSP Hà Nội).
Ngày 02/01/2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư tại Phòng họp I. Tham dự buổi gặp mặt có sự hiện diện của các thầy, cô trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Hội đồng Trường, đại diện lãnh đạo các đơn vị, đoàn thể, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các em sinh viên đến dự và chia vui cùng các Tân Giáo sư, Phó giáo sư.
20h thứ 7 ngày 21/5/2022 Trường ĐHSP Hà Nội sẽ tổ chức buổi tư vấn trực tuyến dành cho học sinh lớp 12 trên cả nước với chủ đề “Đồng hành cùng thí sinh thi năng khiếu năm 2022”
20h thứ 7 ngày 26/3/2022 Trường ĐHSP Hà Nội sẽ tổ chức buổi tư vấn trực tuyến dành cho học sinh lớp 12 trên cả nước với chủ đề “Kì thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh đại học năm 2022”.
Sau một thời gian dài không được đến trường, nguy cơ học sinh gặp khó khăn tâm lý khi trở lại trường học là khó tránh khỏi. Nếu nhà trường và giáo viên có nhận thức đầy đủ về những khó khăn tâm lý mà học sinh có thể gặp phải khi trở lại trường học, đồng thời có sự chuẩn bị chu đáo để hỗ trợ học sinh, cơ hội để học sinh trở lại và nhanh chóng bắt nhịp với việc học tập ở trường sẽ được đảm bảo.
Ngày 21/11/2024, Trường ĐHSP Hà Nội ban hành Thông báo số 1899/TB-ĐHSPHN về Kỳ thi SPT - Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2025.
Ngày 02/6/2024, Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức Kỳ kiểm tra đánh giá năng lực, xét tuyển vào lớp 6 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành năm 2024 cho 5555 học sinh đăng ký dự tuyển.
Ngày 11/5/2024, Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức Kì thi đánh giá năng lực (ĐGNL) với mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, gia tăng cơ hội trúng tuyển và phân loại tốt hơn năng lực của thí sinh. Đồng thời, cung cấp kết quả thi để các trường đại học khác sử dụng làm căn cứ xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024.
Năm 2024 Trường ĐHSP Hà Nội xét tuyển thẳng các đối tượng thí sinh được quy định tại Điều 8, Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gọi tắt là diện Xét Tuyển Thẳng 1 (XTT1).
Căn cứ Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GDĐT; căn cứ Đề án tổ chức kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực của Trường ĐHSP Hà Nội; căn cứ nhu cầu hợp tác giữa các trường đại học nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng tuyển sinh đại học chính quy, Trường ĐHSP Hà Nội thông báo kế hoạch tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 như sau:
Trung tâm NVSP thông báo mở khóa bồi dưỡng Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Thông tin về khóa bồi dưỡng này như sau:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo tuyển sinh lớp bồi dưỡng Phương pháp dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ: Toán, Khoa học và tiếng Anh khóa 03. Thông tin tuyển sinh khóa bồi dưỡng này như sau:
Để hỗ trợ giáo viên phổ thông thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động giáo dục STEM/STEAM cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo về việc mở lớp bồi dưỡng Tổ chức hoạt động giáo dục STEM/STEAM trong các cơ sở giáo dục. Cụ thể như sau:
Ngày 12/12/2024, tại Hội trường nhà K, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Đảm bảo công bằng và chất lượng trong giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật dựa trên ứng dụng Thiết kế giáo dục phổ quát cho việc học (UDL)”. Hội thảo được tổ chức bởi sự hỗ trợ của tổ chức Unicef Việt Nam và phối hợp chuyên môn của Đại học Wakayama (Nhật Bản), Khoa Giáo dục đặc biệt - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trong hai ngày ngày 17-18/10/2024, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc gia “Đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới chương trình Giáo dục Mầm non” và phối hợp với trường Đại học Hải Phòng tổ chức chương trình giao lưu khoa học giữa các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên mầm non. Đây là hoạt động trong khuôn khổ nhiệm vụ được Bộ Giáo dục - Đào tạo giao cho Trường ĐHSP Hà Nội theo hoạt động năm 2024 của Đề án 33 (Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018- 2025”).
Ngày 17/7/2024, seminar của viện Khoa học tự nhiên (KHTN) với chủ đề "Ứng dụng và thương mại hóa một số kết quả khoa học công nghệ Sinh học: cơ hội và thách thức" đã diễn ra tại Hội trường nhà K, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) với sự tham gia của các báo cáo viên PGS.TS Đoàn Văn Thược, TS. Lê Thị Tươi, ThS. Nguyễn Xuân Lâm (Trường ĐHSPHN) và ThS. Lê Thị Khánh Vân (Hội nữ trí thức Việt Nam).
Thực hiện một trong các nội dung trong chương trình làm việc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, sáng ngày 30 tháng 05 năm 2024, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội long trọng tổ chức Chương trình “Toạ đàm về đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo trong Dự thảo Luật Nhà giáo” tại Hội trường K1.
Tên đề tài: Phát triển năng lực tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo dân tộc H’Mông thông qua sử dụng sản phẩm văn hóa địa phương.
Tên đề tài: Nghiên cứu và phát triển mô hình khai phá dữ liệu hiệu quả để dự đoán quan hệ giữa các phân tử RNA không mã hóa (non-coding RNA) và các bệnh di truyền
Ngày 19/10/2024, tại Hội trường 11/10 - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2027.
Năm 1964, trong bối cảnh mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đoàn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã phát động phong trào “Tam bất kỳ”, là khởi nguồn của phong trào Ba sẵn sàng. Nhân kỷ niệm 60 năm phong trào Ba sẵn sàng – mốc son sáng ngời vì lí tưởng cách mạng cao cả của tuổi trẻ cả, Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia với chủ đề: “Từ Ba sẵn sàng đến Thanh niên tình nguyện: Lịch sử và sự tiếp nối truyền thống của sinh viên Việt Nam trong thời kỳ mới”
Sáng ngày 24/4/2024, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức vòng Chung kết cuộc thi HNUE English Challenge tại Hội Trường 11/10. Trong đó, 10 đội thi xuất sắc nhất đã lọt vào vòng chung kết, bao gồm các khoa: Công nghệ thông tin, Hóa Học, Giáo dục tiểu học, Ngữ Văn, Sinh Học, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Toán-Tin, Vật Lý và Trường Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội đã có một cuộc tranh tài hết sức sôi động, hấp dẫn.
Trong khí thế sôi nổi, hào hùng của tuổi trẻ cả nước thi đua lập thành tích chào mừng Tháng Thanh niên, sáng ngày hôm nay, 26 tháng 3 năm 2024, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐHSP Hà Nội long trọng tổ chức Chương trình Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024) và 60 năm phong trào Ba sẵn sàng (1964-2024).
Ngày 6/11, tổ chức QS công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025. Việt Nam có 17 trường trong danh sách.
Chiều ngày 24/09/2024, Lễ Bế mạc chương trình Khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài 05 chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học đã được tổ chức long trọng tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đợt khảo sát chính thức được tiến hành từ ngày 20/09/2024 - 24/09/2024 bởi Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQG Hà Nội cùng Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài (ĐGN). 5 CTĐT được đánh giá bao gồm: Sư phạm Công nghệ, Sư phạm Tiếng Pháp, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật và Giáo dục Chính trị.
Sáng ngày 21/09/2024, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (KĐCLGD - ĐHQGHN) tổ chức Lễ Khai mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 05 chương trình đào tạo (CTĐT) của Trường theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các CTĐT được đánh giá lần này gồm 05 chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học các ngành: Sư phạm công nghệ, Sư phạm Tiếng Pháp, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật và Giáo dục Chính trị
Olympic Vật lí Sinh viên toàn quốc là hoạt động thường niên do Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hội Vật lí Việt Nam và các trường đại học, cao đẳng trong cả nước tổ chức nhằm khuyến khích các sinh viên trẻ phát huy tính sáng tạo, thúc đẩy phong trào học tập môn Vật lí ở các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước.
Sáng ngày 01/6/2022, 5479 thí sinh đã đến địa điểm thi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để chuẩn bị cho kì thi vào Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm.
Chiều 31/5/2022, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã diễn ra Lễ bế bạc kì thi Olympic Vật lí Châu Á (APhO22) theo hình thức kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp. Tất cả 8 thí sinh trong đội tuyển Việt Nam đều đạt giải, đặc biệt lần đầu tiên Việt Nam có thí sinh lớp 10, em Võ Hoàng Hải học sinh lớp 10 (THPT chuyên Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội) đạt Huy chương Đồng.
Ngày 21/10/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống nước Cộng hoà Mali, Môđibô Câyta đến thăm trường ĐHSP Hà Nội. Trong chuyến thăm đó, Người đã dành nhiều thời gian trò chuyện với các thầy giáo, cô giáo, sinh viên và cán bộ, công nhân viên Nhà trường. Dưới đây là toàn văn bài nói chuyện của Bác trong lần về thăm đó. Xin trân trọng giới thiệu.
Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại chọn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - một ngôi trường nhà tranh vách đất nằm mãi ngoài Km số 8 đường Hà Nội đi Sơn Tây? Phải chăng, Bác đã đánh giá đặc biệt ngôi trường được ví là “máy cái” trong ngành Giáo dục, trong sự nghiệp “trồng người”?