TS.Trần Văn Công, Đại học Hà Nội đã gửi báo cáo tham luận cho Ban tổ chức Hộị thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

TS.Trần Văn Công, Đại học Hà Nội

Email: tran_vancong@yahoo.fr; congtv@hanu.edu.vn

=========================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS.Trần Văn Công sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « Loạn luân trong tiểu thuyết về Đông Dương của Marguerite Duras" (L’INCESTE DANS LES ROMANS INDOCHINOIS DE MARGUERITE DURAS).

Tóm tắt : Năm 1984, cuốn Người tình của Marguerite Duras được xuất bản hé lộ mối quan hệ bí mật, hàm ẩn giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Mối quan hệ này được thể hiện rõ ràng hơn một chút trong Người tình Hoa Bắc (1991), một phiên bản mới của Người tình được viết dựa trên cuốn Đập ngăn Thái Bình Dương xuất bản năm 1950. Ba tiểu thuyết về Đông Dương này cho thấy người mẹ và cô con gái si mê những người con trai trong gia đình. Tuy nhiên, ham muốn loạn luân liên tục phải đối mặt với những rào cản vô hình và không thể diễn tả được, đó là các công ước xã hội và gia đình.

Giả thiết của chúng tôi là Marguerite Duras luôn bị ám ảnh bởi mối quan hệ loạn luân mà bà chỉ có thể hé lộ từ năm 1956 khi mẹ bà qua đời. Quan hệ đó được thể hiện ngày càng rõ ràng theo dòng thời gian không chỉ trong tiểu thuyết của Marguerite Duras mà cả trong những tác phẩm phi văn học và trong những cuộc phỏng vấn của bà dành cho báo giới.

Nghiên cứu các tác phẩm về Đông Dương cho thấy tác giả đã sử dụng nhiều « thủ thuật » để thể hiện một cách kín đáo quan hệ loạn luân : từ cách thể hiện văn học hàm ẩn các nhân vật đến việc sử dụng xen kẽ các thì của động từ, đại từ và tính từ sở hữu cũng như lồng ghép các yếu tố văn hóa, xã hội, tâm lý. Việc sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Đông Dương đã có ảnh hưởng lớn đến quan niệm của cô bé Marguerite – sau này là nhà văn Duras – về loạn luân, một điều cấm kị trong mọi xã hội.

Từ khóa : Marguerite Duras, tiểu thuyết về Đông Dương, loạn luân, hàm ẩn, ngôn ngữ, văn hóa xã hội, tâm lý

Résumé : En 1984, la publication de L'Amant de Marguerite Duras révèle une relation secrète entre les membres de la même famille. Cette relation est un peu plus éclairée dans L’Amant de la Chine du Nord (1991), une nouvelle version de L’Amant qui, lui-même, a été écrit sur la base d’Un barrage contre le Pacifique publié en 1950. Ces trois romans sur l'Indochine montrent que la mère et la fille sont « amoureuses » des deux fils de la famille. Cependant, les désirs incestueux affrontent constamment des barrières invisibles et inexprimables, qui sont des conventions sociales et familiales.

Notre hypothèse est que Marguerite Duras a toujours été obsédée par les relations incestueuses qu'elle ne pouvait révéler qu'en 1956 après la mort de sa mère. Cette relation est exprimée de façon de plus en plus évidente au fil du temps, non seulement dans les romans mais aussi dans les œuvres non littéraires et les interviews qu’elle a accordées à la presse.

L'étude des œuvres indochinoises montre que l'auteur a utilisé de nombreuses «astuces» pour exprimer discrètement des relations incestueuses: de l’utilisation des expressions littéraires qui masquent des personnages à celle des verbes, des pronoms et des adjectifs possessifs ainsi que le recours aux facteurs culturels, sociaux et psychologiques. Sa naissance et sa jeunesse en Indochine ont exercé une grande influence sur sa conception de l'inceste, un tabou dans chaque société.

Mots clés : Marguerite Duras, cycle indochinois, inceste, implicite, aspects linguistiques, socioculturels et psychologiques