TS.Đinh Minh Hằng,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã gửi báo cáo tham luận cho Ban tổ chức Hộị thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

TS.Đinh Minh Hằng,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Emai: hangdm@hnue.edu.vn

========================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS.Đinh Minh Hằngsẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « THƠ TƯỢNG TRƯNG PHÁP VÀ THƠ MỚI VIỆT NAM NHÌN TỪ THUYẾT TƯƠNG GIAO" (POESIE SYMBOLISTE FRANÇAISE ET LA POESIE MODERNE VIETNAMIENNE VUE DES CORRESPONDANCES).

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu so sánh thơ tượng trưng Pháp qua trường hợp của Charles Pierre Baudelaire trong tập thơ Les Fleurs du mal và thơ Mới Việt Nam qua các trường hợp của Xuân Diệu và Chế Lan Viên từ điểm nhìn của người nghiên cứu về văn hóa Châu Á. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra việc chủ nghĩa tượng trưng Pháp đã đến với bối cảnh văn hóa và văn học Việt Nam những năm 1940s như thế nào. Một đóng góp quan trọng của bài báo là việc đánh giá: quan niệm về ‘Correspondances’ (thuyết tương giao) đã tạo nên dấu ấn của thơ Baudelaire trong thơ Pháp. Việc ứng dụng lý thuyết tương giao của Baudelaire trong thơ Việt Nam cũng định hướng cho sự phát triển tư duy thơ của các nhà thơ hiện đại trong nước theo hướng tượng trưng. Thuyết tương giao, do đó, là một căn cứ có ý nghĩa trong việc nhận diện có hay không một giai đoạn thơ Việt Nam theo trường phái tượng trưng và giúp việc định danh một bài thơ tượng trưng Việt Nam được dễ dàng. Thông qua việc nghiên cứu thơ tượng trưng Pháp và thơ Việt Nam thời kì những năm 1940s, bài báo cũng chỉ ra rằng: việc tiếp biến thơ Baudelaire là một quá trình nhận diện có ý thức của các nhà thơ Việt Nam trong việc bảo toàn và truyền bá thơ tượng trưng Pháp đến độc giả nước nhà. Điều này cũng khai mở vấn đề về sự Việt hóa thơ tượng trưng Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1940s và vấn đề về ý thức sáng tạo cá nhân, mang ảnh hưởng của văn hóa Châu Á của các nhà thơ tượng trưng Việt Nam. Vì vậy, bài báo cũng nhằm đưa ra những quan niệm mới về việc đánh giá những thành tựu nghệ thuật của thơ tượng trưng Việt Nam thông qua việc dẫn giải một cách có hệ thống những lý thuyết của chủ nghĩa tượng trưng Pháp và thuyết Correspondances của Baudelaire.

Từ khóa: Văn học so sánh, Chủ nghĩa tượng trưng Pháp ở Việt Nam, Baudelaire, thuyết tương giao

Résumé : L’article fait l’étude comparative entre la poésie symboliste française via le cas du poète Charles Pierre Baudelaire dans le recueil de poèmes Les Fleurs du mal et la poésie moderne vietnamienne via les cas des poètes Xuân Diệu, et Chế Lan Viên, sous l’angle du chercheur de culture asiatique. Par ailleurs, l’article montre comment le symbolisme français s’est approché du contexte culturel et littéraire vietnamien des années 1940. Une signification importante de l’article se trouve dans l’évaluation que la conception des « Correspondances » a contribué à la création de l’empreinte des poèmes de Baudelaire pour la poésie française. L’application de la théorie des « Correspondances » de Baudelaire à la poésie vietnamienne oriente également le développement de la pensée poétique des poètes modernes du Vietnam au symbolisme. Des « correspondances » sont, donc, une base significative afin d’identifier l’existence d’une époque de la poésie vietnamienne qui a suivi le symbolisme et aider à l’identification nominative d’un poème symboliste vietnamien plus facile. De plus, l’article montre que la réception et l’adaptation des poèmes de Baudelaire sont un processus de l’identification consciente des poètes vietnamiens dans la conservation et la propagation des poèmes symbolistes auprès des lecteurs vietnamiens. Cela ouvre l’étude sur la vietnamisation des poèmes symbolistes français au Vietnam pendant les années 1940 et la conscience créative personnelle des poètes symbolistes vietnamiens, sous l’influence de la culture asiatique. Alors, l’article vise à donner de nouvelles conceptions relatives à l’évaluation des résultats artistiques de la poésie symboliste du Vietnam via l’annotation systématique des théories du symbolisme français et des Correspondances de Baudelaire.

Mot-clé: Littérature comparée, Symbolisme français au Vietnam, Baudelaire, Correspondances