PGS.TS Trịnh Văn Minh, Trường ĐH Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội và ThS.Trịnh Thùy Dương,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã gửi báo cáo tham luận cho Ban tổ chức Hộị thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

PGS.TS Trịnh Văn Minh,  Trường ĐH Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội

ThS. Trịnh Thùy Dương,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

============================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Trịnh Văn Minh  ThS. Trịnh Thùy Dương sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « Tiếng Pháp và những đóng góp cho sự đa dạng nhận thức, văn hoá và khoa học: trường hợp đối với tiếng Việt" (La langue française et ses apports à la diversité cognitive, culturelle et scientifique : un point de vue vietnamien).

Tóm tắt: 235 năm trước (năm 1783) Antoine Rivarol, một nhà văn Pháp, đã được Học viện Khoa học và ngôn ngữ Berlin trao tặng giải thưởng cho bài diễn văn nổi tiếng của ông về Tính phổ quát của ngôn ngữ Pháp. Phần thưởng này đạt được thực chất là nhờ vào niềm tin của ông và đặc biệt là cách ông trong việc bảo vệ tiếng Pháp: tiếng Pháp rõ ràng và hợp lý. Điều không rõ ràng không phải là tiếng Pháp.

Nhưng chúng ta biết rằng trong thời đại phát triển hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu trong ngành ngôn ngữ đã được tiến hành vượt qua công thức đẹp và niềm tin của Rivarol: chúng quan tâm nhiều hơn đến sự đa dạng của ngôn ngữ cả về chức năng nội tại cũng như những mối liên hệ bên ngoài của nó.

Với việc khẳng định chất lượng nội tại của ngôn ngữ Pháp, Rivarol mong muốn chỉ ra rằng tiếng Pháp tồn tại một thứ logic mà những thứ tiếng khác không có. Tính logic phù hợp theo suy nghĩ tự nhiên. Vì vậy, tiếng Pháp trở nên rõ ràng và rõ ràng hơn tất cả các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, sự rõ ràng này, theo ông, lại được ẩn giấu sau trật tự nổi tiếng : chủ ngữ + động từ + bổ ngữ: "tiếng Pháp (hoặc người Pháp / người nói tiếng Pháp) (nt) trước tiên sẽ nêu chủ ngữ-chủ thể, sau đó là động từ (là hành động của chủ thể) và cuối cùng là đối tượng của hành động)”. Lý luận theo kiểu Cartes này được xem như là một nguyên tắc được giải thích đối lập lại với kiểu diễn thuyết tình cảm hay là theo chủ nghĩa tình cảm.

Hình ảnh vượt trội này của tiếng Pháp vẫn còn sống động như lời phát biểu của F. Mitterand tại lễ khai mạc triển lãm của thư viện Beaubourg dành cho tiếng Pháp: "Đối với tiếng Pháp, rất khó để khen ngợi nó thêm nữa về tính chặt chẽ, rõ ràng, lịch lãm, sắc thái, sự phong phú của các thì và các thức, sự tinh thế của âm thanh, tính logic…”

Trong bài báo này, chúng tôi sẽ cố gắng xem xét những ảnh hưởng của tiếng Pháp đến tiếng Việt  với những ảnh hưởng về văn hoá, nhận thức và khoa học.

Từ khoá: ngôn ngữ, tiếng Pháp

Résumé : Il y a 235 ans (en 1783), Antoine Rivarol, écrivain français s’est vu décerné le prix de l’Académie des sciences et des lettres de Berlin pour son fameux Discours sur l’universalité de la langue française. Cette récompense fut en fait due à sa conviction et surtout à sa manière de défense de la langue française : le français est clair et logique. Ce qui n’est pas clair, n’est pas français.

Mais l’on sait bien que les temps ont évolué, que les recherches menées en sciences du langage surtout vont au-delà de cette belle et heureuse formule de Rivarol : elles s’intéressent davantage à la diversité des langues tant du côté du fonctionnement interne qu’à celui des contacts externes.

Tout en proclamant cette qualité intrinsèque de la langue française, Rivarol voulait dire manifestement que le français avait une logique qui ferait défaut dans d’autres langues. Logique conforme à l’ordre présumé naturel de la pensée. Ainsi, la clarté fut pour lui constitutive de la langue française et plaçait celle-ci au-dessus de toutes les langues. Cette clarté du français se trouve cachée, selon Rivarol, derrière le fameux ordre « direct » : sujet + verbe + complément : « Le français (ou les Français/Francophones nomme (nt) d’abord le sujet du discours, ensuite le verbe qui est l’action et enfin l’objet de cette action ». Ce raisonnement cartésien fut considéré comme principe explicatif contre les discours du type sentimental ou sensualiste.

Cette image dite de « supériorité » de la langue française reste encore vivace comme en témoignent ces propos de F. Mitterand à l’inauguration de l’exposition consacrée par la bibliothèque de Beaubourg à la langue française : « A propos de la langue française, il est difficile d’ajouter, après tant d’autres, des éloges tant de fois répétés sur sa rigueur, sa clarté, son élégance, ses nuances, la richesse de ses temps et de ses modes, la délicatesse de ses sonorités, la logique de son ordonnanement… »

Dans cet article, nous allons essayer de traiter les influences de la langue française à un point de vue vietnamien sur les aspects: culturel, cognitif et scientifique.

Mots clés: linguistique, langue française