PGS.TS. Nguyễn Công Lý, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP.HCM đã gửi báo cáo tham luận cho Ban tổ chức Hộị thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

PGS.TS. Nguyễn Công Lý, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP.HCM

Email: nguyencongly54@yahoo.com.vn

=============================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Công Lý sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « ​SÁNG TÁC SONG NGỮ PHÁP - HÁN: MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX" (AUTEUR BILINGUE FRANCO - SHINO: UN PHENOMENE UNIQUE DANS LA LITTERATURE VIETNAM EN FIN DU XIXe SIECLE).

Tóm tắt: Sáng tác bằng song ngữ không phải là chuyện hiếm trong văn chương ở nước ta và trên thế giới. Riêng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, đã có nhiều tác giả sáng tác bằng chữ Hán rồi tự dịch sang chữ Nôm, hoặc ngược lại, hay xen kẽ Hán - Nôm. Nhưng sáng tác bằng chữ Hán rồi chuyển ngữ sang Pháp văn, rồi xuất bản thành tập, in theo công nghệ hiện đại là một trường hợp hiếm có, độc đáo, chưa từng thấy trước đó, mà Nguyễn Trọng Hiệp có thể là tác giả tiên phong của hiện tượng này.

Bài viết này sẽ giới thiệu trường hợp vừa nêu qua tập thơ song ngữ Pháp - Hán “Đại Pháp quốc Pa-ri đô thành tập vịnh” của Nguyễn Trọng Hiệp sáng tác năm 1894 trong chuyến công cán nước Pháp với tư cách là Chánh sứ, và xuất bản năm 1897.

Từ khóa: Sáng tác song ngữ Pháp - Hán; Nguyễn Trọng Hiệp; Đại Pháp quốc Pa-ri đô thành tập vịnh; Chánh sứ đoàn sang Pháp; viết năm 1894, xuất bản năm 1897.

Résumé : Il n’est pas rare d’écrire en bilingue en littérature dans notre pays et dans le monde. Rien qu’au Vietnam, depuis le début du XVIIIè siècle à la fin du XIXè siècle, de nombreux auteurs s’expriment en chinois et se traduisent eux-mêmes en Nom. Mais l’écriture en sino, traduite en français et publiée  en volumes, conformément à la technologie moderne est un cas rare, unique, jamais vu auparavant, dont Nguyễn Trọng Hiệp- un auteur pionnier de ce phénomène.

Cet article présentera l’événement ci-mentionné à travers le recueil de poèmes bilingue français-chinois intitulé “Paris capitale de la France – Recueil de vers” par Nguyễn Trọng Hiệp en 1894 au cours de son voyage d’affaires en France en tant qu’Ambassadeur principal, et édité en 1897.

Mots clés: Bilinguisme Franco-Shino; Nguyen Trong Hiep; Paris capitale de la France - Recueil de vers; Mission principale en France; écrit en 1894; publié en 1897