ThS. Tạ Hoàng Mai Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã gửi báo cáo tham luận cho Ban tổ chức Hộị thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

ThS. Tạ Hoàng Mai Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Email: tahoangmaianh@gmail.com

======================================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS. Tạ Hoàng Mai Anh sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VĂN HÓA PHÁP TRONG THỂ LOẠI CA KHÚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1975".

Tóm tắt: Thể loại ca khúc ra đời ở Việt Nam là một tất yếu do ảnh hưởng từ cuộc tiếp biến văn hóa Pháp. Thể loại này du nhập vào Việt Nam cùng với những nội dung, đề tài, phong cách, ngôn ngữ sáng tác của nghệ thuật phương Tây. Khi nền Tân nhạc của Việt Nam ra đời, người Việt có những ca khúc của riêng mình. Những ca khúc này không chỉ kế thừa những yếu tố từ văn hóa phương Tây mà còn đưa vào đó những đặc điểm đặc trưng trong sáng tác của con người Việt Nam. Sự tương tác giữa văn hóa Đông – Tây trong thể loại này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Những đặc điểm về nội dung, đề tài, phong cách, thể loại của ca khúc không chỉ phản ánh xã hội Việt Nam thời bấy giờ, suy nghĩ, tình cảm của con người Việt Nam và còn phản ánh chính những con đường du nhập thể loại này từ Pháp vào Việt Nam. Trong đặc điểm âm nhạc, tính dân tộc kết hợp với những ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây được biểu hiện qua các yếu tố tiêu biểu là cấu trúc, chất liệu âm nhạc và điệu thức đã tạo nên tính giao thoa văn hóa Đông – Tây trong thể loại ca khúc.

Bài viết nghiên cứu quá trình tiếp biến văn hóa Pháp được biểu hiện trong thể loại ca khúc Việt Nam dưới góc độ âm nhạc học bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các ca khúc giai đoạn trước 1975 do đây là giai đoạn chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt từ quá trình tiếp biến văn hóa Pháp diễn ra vào đầu thế kỷ XX. Kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ những ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây được thể hiện, đồng thời khẳng định sự giao thoa giữa văn hóa phương Tây và văn hóa Việt Nam trong thể loại ca khúc Việt Nam.

Từ khóa: ca khúc Việt Nam, văn hóa Pháp, ảnh hưởng, thế kỷ XX

Résumé :Le genre de chanson né au Vietnam comme une nécessité en raison de l’influence de la culture française. Ce genre est importé au Vietnam avec le contenu, le thème, le style, la composition linguistique de l'art occidental. Quand la Nouvelle musique vietnamienne est née, les vietnamiens avaient leurs propres chansons. Ces chansons héritent non seulement des éléments de la culture occidentale, mais apportent également les caractéristiques de la composition du peuple vietnamien. L'interaction entre la culture orientale et occidentale dans ce genre s'exprime de différentes manières. Les caractéristiques du contenu, le thème, le style et le genre de la chanson reflètent non seulement la société vietnamienne de l'époque, les pensées et les émotions du peuple vietnamien, mais reflètent également les voies d’importation de culture française au Vietnam. Les caractéristiques musicales, l'ethnicité combinée avec les influences de la culture occidentale sont exprimées à travers trois éléments typiques tels que la structure, la matière et la tonalité. Cela a créé une intersection de la culture Orientale-Occidentale dans le genre de la chanson.

Ce document de recherche montre le processus d'introduction de la culture française dans les œuvres vietnamiennes. Cette recherche est écrite en termes d'apprentissage musical au moyen d'études théoriques. La zone de recherche est limitée aux chansons de la période antérieure à 1975, car c’est une période directement influencée par la culture française qui a eu lieu au début du XXe siècle. Les résultats de cette recherche permettront de clarifier les effets de l'art occidental, tout en affirmant l'interférence entre la culture occidentale et la culture vietnamienne dans le genre de chanson vietnamienne.

Mots clés: Chanson vietnamienne, culture française, influence, XXe siècle