ThS. Dương Văn Biên, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã gửi báo cáo tham luận cho Ban tổ chức Hộị thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

ThS. Dương Văn Biên, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Email: vanbien86@gmail.com

===============================================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS. Dương Văn Biên, sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « HỘI NHẬP VĂN HÓA VIỆT-PHÁP QUA MỘT SỐ NHÀ THỜ CÔNG GIÁO MANG KIẾN TRÚC GOTHIC TẠI HÀ NỘI"

Tóm tắt: Công giáo tới Hà Nội từ thế kỷ XVII và sớm đã có sự tiếp xúc với văn hóa bản địa của người Việt ở đây.Đáng chú ý, sự phát triển của Công giáo ở Hà Nội còn có vai trò rất lớn của Hội thừa sai Paris (MEP) với vai trò của các giáo sĩ Công giáo người Pháp.Chính điều đó đã tạo điều kiện để quá trình giao lưu văn hóa Việt-Pháp thông qua Công giáo được diễn ra mạnh mẽ hơn.Trong quá trình tồn tại và phát triển của Công giáo tại Hà Nội đã để lại nhiều di sản mang đậm dấu ấn hội nhập văn hóa giữa Việt Nam và Pháp. Điển hình là các nhà thờ Công giáo mang phong cách kiến trúc Gothic – một phong cách kiến trúc đỉnh cao của người Pháp - ở Hà Nội.Đặc trưng của lối kiến trúc Gothic chính là mái vòm và đầu nhọm. Phong cách này nhấn mạnh vào các hình khối theo chiều thẳng đứng, trần cao và sự kết hợp với hệ thống cửa sổ kính nhiều ánh sáng. Những nhà thờ tiêu biểu cho phong cách này ở Hà Nội hiện có nhà thờ lớn, nhờ thờ xứ Hàm Long, nhà thờ Phùng Khoang, nhà thờ Nam Dư, nhà thờ Cổ Nhuế, v.v. Tuy nhiên, phong cách Gothic đã được tái thiết kế theo hướng giản đơn hơn. Ngoài ra còn pha trộn nhiều nét bản địa về hoa văn trang trí. Ví dụ như nhà thờ lớn Hà Nội có gian cung thánh được chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng theo nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam.Trong khi các ô cửa vòm Gothic được kết hợp với mái ngói truyền thống. Hay các trang trí hình tròn bên cạnh các cửa lấy ánh sáng hình quả tram của nhà thờ Hàm Long. Chính sự kết hợp giữa nét văn hóa Đông và Tây trong không gian nhà thờ Gothic đã tạo ra sự gần vũi với văn hóa dân tộc Việt Nam. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để Công giáo về sau này đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập vào văn hóa bản địa tại Việt Nam để vận động theo xu hướng đồng hành cùng dân tộc.

Từ khóa: Hội nhập, văn hóa, nhà thờ, Công giáo, kiến trúc, Gothic, Hà Nội, phục hưng, Pháp, trang trí, hoa văn, biểu tượng, văn hóa Việt truyền thống

Résumé : Le catholicisme est arrivé à Hanoi à partir du 17ème siècle et contacté rapidement avec la culture indigène des Vietnamiens. Il convient de noter que le développement du catholicisme à Hanoi a également joué un grand rôle au sein de La Société des Missions Étrangères de Paris (MEP) auprès des clergés français. Cela a renforcé le processus d'échange culturel franco-vietnamien à travers le catholicisme plus fort. Le processus d'existence et de développement du catholicisme à Hanoi a laissé beaucoup d'héritages qui ont été imprimés l'intégration culturelle entre le Vietnam et la France. Les églises catholiques gothiques à Hanoi ont étéen particulier un style architectural français. L'architecture gothique est caractérisée par le dôme et le pic. Ce style se concentre sur des formes verticales, de hauts plafonds et une combinaison de fenêtres en verre léger. Les églises typiques de ce style à Hanoi ont maintenant la cathédrale St Joseph de Hanoi, l'église d’Ham Long, l'église de Phung Khoang, l'église de Nam Du, l'église de Co Nhue, etc. Cependant, le style gothique a été redessiné selon la manière la plus simple. En outre, il a été mélangé avec la culture autochtone à travers des motifs décoratifs. Par exemple, la cathédrale de Hanoi a obtenu le sanctuaire décoré avec de l'or, des matériaux en bois rouge dans le style traditionnel de l'art vietnamien. En outre, les fenêtres de style gothique sont combinées avec des toits de tuiles traditionnellesou les décorations circulaires à côté de la porte pour obtenir la lumière de l'église d’Ham Long. C’est-à-dire que la combinaison entre la culture orientale et occidentale dans l'espace des églises gothiques a fait de se familiariser à la culture nationale du Vietnam. C'est une des bases importantes pour le catholicisme qui peut favoriser davantage l'acculturation avec la culture autochtone vietnamienne pour accompagner la nation.

Mots clés: Acculturation, église, catholicisme, architecture, gothique, Hanoi, renaissance, France, motifs décoratifs, symbole, culture traditionnelle vietnamienne