Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng đã gửi báo cáo tham luận cho Ban tổ chức Hộị thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng

Email: phancamthuong@gmail.com

===========================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « Biến đổi đời sống Việt Nam thế kỉ 19 – 20".

Tóm tắt: Bài viết phác thảo một số biến đổi trong đời sống ở Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỉ 19 đến nửa đầu thế kỉ 20, cũng là giai đoạn có sự giao lưu, tiếp xúc Việt – Pháp sâu đậm nhất trong lịch sử quan hệ tiếp xúc giữa hai dân tộc. Xuất phát từ quan niệm xem lịch sử của một đất nước không chỉ là lịch sử của các sự kiện chính trị, quân sự mà còn là lịch sử của các lĩnh vực dân sự như ẩm thực, trang phục, khoa học – kĩ thuật,… (mà tác giả thường gọi chung là “văn minh vật chất”) tác giả đi sâu tìm hiểu sự biến đổi trong đời sống của người Việt Nam từ các mặt: phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, báo chí, ăn uống, cư trú, đô thị,… Qua sự khảo sát các mặt này, tác giả bài viết nhận thấy có một sự biến đổi to lớn và nhanh chóng trong đời sống của người Việt Nam trong khoảng hơn 100 năm từ nửa cuối thế kỉ 19 đến nửa đầu thế kỉ 20, để vừa hoà nhập với thế giới hiện đại vừa tạo ra những giá trị, sản phẩm riêng của sự tiếp thu văn hoá, văn minh. Rõ ràng, sự biến đổi đó có vai trò rất lớn của người Pháp. Tuy nhiên, tác giả bài viết cũng cho rằng, không nên tuyệt đối hoá vai trò của người Pháp đối với sự biến đổi đời sống của người Việt Nam đó bởi nếu không phải là người Pháp thì sớm hay muộn sẽ có thể là một lực lượng khác vì xu thế hiện đại hoá, toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu kéo dài nhiều thế kỉ trong lịch sử nhân loại. Nhưng dù sao chăng nữa, bài viết thừa nhận lịch sử không thể đảo ngược và đời sống của người Việt Nam vẫn ghi đậm dấu ấn ảnh hưởng của văn hoá, văn minh Pháp trong một số lĩnh vực.

Từ khoá: văn minh vật chất, đời sống Việt Nam, biến đổi, thế kỉ 19-20

Résumé : Nous aborderons des changements de la vie du Vietnam pendant la période du XIXème au début du XXème  siècle. Selon nous, c’était la période dans laquelle la rencontre culturelle Franco-vietnamienne atteignit des réalisations les plus profondes dans l’histoire d’échange culturel entre deux nations. L’histoire d’une nation comportait, non seulement celle d’événements politiques, militaires, mais aussi l’histoire de divers secteurs : gastronomie, science-technologie, etc (civilisation matérielle).

Nous nous consacrerons à étudier des changements de la vie vietnamienne sous certains aspects : les moyens de transports ; l’information et la communication ; la presse ; l’urbanisation, etc. Nous constations, par ces examens, des changements profonds de la vie vietnamienne pendant des années de la fin XIXème  au début du  XXème . Le Français a pris un rôle important dans ces changements, pourtant, nous pensons que c’était une tendance nécessaire de la globalisation dans l’histoire de l’humanité. De toute façon, nous reconnaîtrons que le Français a laissé de nombreuses empreintes de sa culture dans la vie culturelle vietnamienne.

Mots-clés : civilisation matérielle, la vie vietnamienne, changements, XIX-XXème siècle.