TS. Hoàng Văn Chung và ThS. Trần Thị Phương Anh, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã gửi báo cáo tham luận cho Ban tổ chức Hộị thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

TS. Hoàng Văn Chung, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Email: vanchung.hoang@gmail.com

ThS. Trần Thị Phương Anh, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

=========================================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Hoàng Văn Chung ThS. Trần Thị Phương Anh sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « NHỮNG THAY ĐỔI TRONG QUAN HỆ TÔN GIÁO-KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: TRƯỜNG HỢP ĐẠO TIN LÀNH TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI"

Tóm tắt: Trong những năm gần đây trên thế giới, xuất hiện thêm những bằng chứng thú vị cho thấy tôn giáo là một trong những nhân tố có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, đặc biệt ở các quốc gia đã phát triển. Ở Việt Nam từ khi Đổi mới, đã xuất hiện những thay đổi trong quan hệ giữa không gian tôn giáo và không gian kinh tế theo hướng chúng ngày càng tương tác mạnh mẽ hơn trong bối cảnh xã hội đang tìm cách đạt lấy tính hiện đại. Chọn đạo Tin Lành vốn phát triển nhanh trong những năm qua làm nghiên cứu trường hợp, bài viết của chúng tôi muốn minh họa rằng niềm tin và thực hành của tôn giáo này có những tác động theo hướng tích cực đối với kinh tế hộ gia đình của tín đồ. Tác động đó có thể thấy qua ít nhất 3 phương diện chính: Nâng cao nhận thức về làm kinh tế và thoát nghèo; chia sẻ các phương thức mới nhằm tạo ra và quản lý của cải; tạo và sử dụng vốn xã hội. Nghiên cứu này do đó góp phần làm giàu thêm hiểu biết hiện nay về những mối quan hệ thực dụng giữa tôn giáo và kinh tế và về sự thích ứng của tôn giáo với đòi hỏi của xã hội hiện đại ở Việt Nam.

Từ khóa: Quan hệ tôn giáo-kinh tế; tính hiện đại; chuyên biệt hóa; đạo Tin Lành

Ces dernières années dans le monde, il existe des preuves que la religion est l'un des facteurs contribuant de manière significative au développement économique, en particulier dans les pays développés. Au Vietnam depuis Đổi mới (Rénovation), il y a eu des changements dans la relation religieuse et économique dans le sens où ils interagissent de plus en plus alors que la société cherche à atteindre la modernité. Prenant le protestantisme qui s'est rapidement développé dans la dernière décennie en tant qu'étude de cas, nous cherchons à démontrer que dans certains aspects, la foi et la pratique de cette religion ont des impacts positifs sur l'économie familiale des croyants. Plus précisément, les impacts peuvent être vus dans au moins trois aspects principaux : Renforcer sensibilisation sur l'augmentation des revenus et la réduction de la pauvreté; partager de nouvelles façons de créer et de gérer la fortune; et établir et utiliser le capital social. Cette étude contribue ainsi à approfondir la compréhension actuelle des relations pratiques entre la religion et l'économie et l'adaptation de la religion à la société vietnamienne en voie de modernisation.

Mots-cles: religieuse et économique; modernité; Protestantisme