ThS.Trương Thúy Trinh, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sẽ tham dự Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

ThS. Trương Thúy Trinh, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Email: truongthuytrinh@gmail.com

=====================================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,ThS. Trương Thúy Trinh sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « KHẢO CỨU VỀ THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA ALEXANDRE DE RHODES".

Tóm tắt: Thế kỷ XVII – XVIII, Giáo hội Công giáo nhìn nhận thờ cúng tổ tiên như những tín ngưỡng dị đoan, trong khi các giáo sĩ dòng Jesus, tiêu biểu là Matteo Ricci (ở Trung Hoa) và Alexandre De Rhodes (ở Việt Nam) dành nhiều sự quan tâm tìm hiểu về tín ngưỡng bản địa này. Bài viết “Khảo cứu về thờ cúng tổ tiên của người Việt qua một số tác phẩm của Alexandre de Rhodes” tiến hành khảo cứu 2 tác phẩm là: “Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài” (Histore du Royaume de Tunquin) và “Hành trình và truyền giáo” (Divers Voyages et Mission). Bài viết sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu nhằm mục đích thẩm định, đánh giá nguồn tư liệu của A. Rhodes về thờ cúng tổ tiên ở người Việt. Ngoài ra, bài viết đặt đối tượng nghiên cứu trong bối cảnh truyền giáo ở Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII để thấy rõ những đóng góp của A. Rhodes và các tác phẩm của ông.

Từ khóa: Thờ cúng tổ tiên, Nghi lễ Trung Hoa, Tín ngưỡng bản địa, Lịch sử truyền giáo, Thế kỷ XVII - XVIII, Giáo hội Công giáo, Châu Á, Trung Hoa, Việt Nam.

Résumé: Aux XVIIe et XVIIIe siècles, l’Église catholique a considéré le culte des ancêtres comme superstitieux, tandis que les Jésuites, représentés par Matteo Ricci (en Chine) et Alexandre De Rhodes (au Vietnam), se sont consacré à faire des recherches sur cette croyance indigène. L’article fait des recherchessur le culte des antrêtres des Vietnamiens à travers certaines œuvres d’Alexandre de Rhodes commeHistore du Royaume de Tunquin et Divers Voyages et Mission.

L’article utilise des méthodes d’analyse, de synthèse et de comparaison pour évaluer les sources de données sur le culte des ancêtres vietnamiens. Cet article met l’objet de recherche au contexte de l’évangélisation au Vietnam du 17ème au 18ème siècle afin de reconnaître les contributions d’Alexandre de Rhodes et ses écrits.

Mots clés: culte des ancêtres, croyance indigene, Église catholique, l’Asie, la Chine, Vietnam, XVIIe et XVIIIe siècles, rite chinois