PGS.TS.Nguyễn Anh Tuấn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,ĐHQGHN sẽ tham dự Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

PGS.TS.Nguyễn Anh Tuấn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Email: nguyenanhtuantr@gmail.com

==============================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : "QUAN ĐIỂM VỀ TÔN GIÁO CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC KHAI SÁNG PHÁP" .

 Tóm tắt: Triết học Khai sáng Pháp là trào lưu tư tưởng nảy sinh và phát triển trong một bối cảnh lịch sử đặc thù với những biến động mạnh mẽ của xã hội Pháp trong thế kỷ XVIII đã làm lung lay tận gốc rễ những thiết chế đang thống trị. Vào thời kỳ đó, những thay đổi rất căn bản đã khiến cho toàn bộ hệ giá trị tinh thần cũ trở thành đối tượng phê phán đồng thời đặt ra nhu cầu xây dựng hệ giá trị mới. Triết học Khai sáng được hình thành đã đáp ứng nhu cầu này. Trong số các quan điểm và giá trị mà các nhà triết học khai sáng Pháp đã luận chứng, quan điểm về tôn giáo có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến các quan điểm duy vật về tôn giáo sau này của C. Mác và Ph. Ăngghen và cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà tư tưởng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay.

Bài viết tập trung phân tích quan điểm về tôn giáo của các nhà triết học Khai sáng Pháp được thể hiện qua các nội dung như: nhìn nhận lại về tinh thần chống tôn giáo của triết học khai sáng Pháp, luận giải về sự cần thiết tồn tại của tôn giáo, tư tưởng về khoan dung tôn giáo và tôn giáo dân sự.

Từ khóa: tôn giáo, triết học khai sáng Pháp, khoan dung, tôn giáo dân sự.

Résumé: La philosophie des Lumières française est un mouvement de pensée qui a surgi et développé dans un contexte historique particulier avec de forts changements de la société française au 18è  siècle qui ont ébranlé les fondements des institutions dominantes. À ce moment-là, des changements radicaux ont fait que toutes les vieilles valeurs spirituelles sont devenues critiques, il avait donc besoin de créer de nouvelles valeurs. La philosophie des Lumières a répondu à ce besoin. Parmi les points de vue et les valeurs que les philosophes français ont éclairés, leurs points de vue sur la religion ont été significatifs et ont considérablement influé sur les points de vue matérialistes sur la religion de Marxiste et Friedrich Engels et ont également influencé les penseurs vietnamiens depuis le début du XXè siècle jusqu’au jourd’hui.

Le document se concentre sur les points de vue religieux des philosophes français des Lumières, qui sont exprimés par les contenus suivants: l’esprit anti-religion de la philosophie des Lumières française, l'explication de la nécessité de l'existence de la religion, l'idée de la tolérance religieuse et de la religion civile.

Mots-cles: religion,  philosophie des Lumières, tolérance, religion civile