PGS.TS. Bùi Thị Tỉnh, Học viện chính trị Công an Nhân dân sẽ tham dự Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

PGS.TS. Bùi Thị Tỉnh, Học viện chính trị Công an Nhân dân

Email: tinhtu_02@yahoo.com

===============================================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS. Bùi Thị Tỉnh sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG QUAN NIỆM CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ S. DE BEAUVOIR VỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ".

Tóm tắt: Thi sĩ Hồ Xuân Hương và nhà văn, nhà triết học hiện sinh S.de Beauvoir là hai phụ nữ sống ở hai thời đại và hai nền văn hóa khác nhau. Song có lẽ, do cùng chung mối quan tâm, sự trăn trở về phụ nữ, nên hai nữ sĩ đã có những điểm tương đồng trong quan niệm về thân phận người phụ nữ. Vì vậy, việc tìm hiểu những nét tương đồng trong quan niệm về thân phận phụ nữ của hai nữ sĩ có ý nghĩa quan trọng, nhằm kế thừa những giá trị hợp lý, tích cực, góp phần thực hiện bình đẳng giới ở Việt nam hiện nay. Mặc dù ở từng luận điểm, giữa Hồ Xuân Hương và Beauvoir có sự khác biệt nhất định, song điểm gặp gỡ chung, lớn nhất giữa họ là những suy tư, trăn trở, sự thấu hiểu, chia sẻ với thân phận “nữ nhi thường tình” mà xã hội đã áp đặt cho phụ nữ; và khát vọng thay đổi, giải phóng phụ nữ, mang lại ánh sáng, niềm vui cho cuộc đời của chính họ. bỏ qua những tiểu tiết, có thể tìm ra những nét tương đồng cơ bản trong quan niệm về thân phận người phụ nữ của hai nữ sĩ, đó là: quan niệm về nguyên nhân phụ thuộc của người phụ nữ; biểu hiện sự phụ thuộc của người phụ nữ; về mối quan hệ đàn ông - đàn bà; về con đường giải phóng phụ nữ.

 Không chỉ xót thương, chia sẻ với thân phận yếu đuối, thiệt thòi của phụ nữ, để thay đổi thân phận “tiểu nhân”, “tha nhân” của họ, hai bà đã yêu cầu phụ nữ phải tự vươn lên giải phóng cho chính mình. Bằng tinh thần hiện sinh, dám làm, dám chịu trách nhiệm, các bà khuyến khích phụ nữ phải vượt qua các rào cản xã hội để tự mình làm nên mình, khẳng định cái tôi nhân vị của chính mình. Có thể nói, điểm chung, lý tưởng giải phóng phụ nữ của hai bà là sự tự do. Phụ nữ cần phải được tự do để nắm trong tay số phận của mình bởi: “con người chỉ được sống có một lần và đừng thờ ơ với cuộc sống ấy”. Đó là thông điệp quan trọng mà các nữ sĩ gửi gắm đến phụ nữ toàn thế giới.

Keywords: Thân phận phụ nữ, tương đồng, Hồ Xuân Hương, S.de Beauvoir.

Résumé: Hồ Xuân Hương et Simone de Beauvoir, deux femme vivent dans une période historique différente, respectivement, l’une au Vietnam féodaliste du tournant du XVIII et XIX siècles, l’autre dans un pays occidental, la France au XX siècle. L’une est une poétesse bien connue au Vietnam, par l’intermédiaire de sa poésie, comme une féministe de la première heure et l’autre, par ses écrits en direction existentialiste sur la question de ce qu’est la femme, est bien connue dans le monde entier comme une première écrivain féministe au temps moderne. Mais de ces deux femmes, avec leurs vocations et leur culture différentes, on peut trouver des traits communs dans leur conception sur la condition féminine. On peut tirer des valeurs positives à la promotion de l’égalité entre hommes et femmes au Vietnam d’aujourd’hui. Tout d’abord,  bien qu’il existe également des divergences dans les points de vue entre Hồ Xuân Hương et Beauvoir, les deux femmes partagent une idée, imposée aux femmes par la société qu’elles se déterminent par rapport aux êtres masculins comme ayant tous «le commun naturel propre aux femmes »; et le désir de changer, de se libérer et de trouver la lumière, la joie dans leur vie. En ignorant les détails, il est possible de trouver des traits similaires fondamentaux dans la conception sur la condition féminine de ces deux femmes lettrées : ce sont la conception sur la raison de la dépendance de la femme ; les manifestations de la dépendance de la femme; la relation entre les hommes et les femmes ; le chemin de libération des femmes.

Elles non seulement plaignent, partagent avec le statut fragile, désavantageux de la femme, afin de changer le statut «individu vil et mesquin», «étranger», elles ont également demandé aux femmes de se libérer. Grâce à l'esprit de l'existence des femmes qui osent faire et osent prendre la responsabilité, elles encouragent les femmes à surmonter les barrières sociales pour se former, affirmer leur propre identité humaine. On peut dire que le point commun, leur idée de libération des femmes constitue la liberté. Les femmes doivent être libres pour saisir leur destin parce que: «L’homme ne peut vivre qu'une seule fois alors, ne néglige pas cette vie». C'est le message important que les femmes lettrées envoient aux femmes du monde entier.

Mot clé : Condition féminine, similaire, Ho Xuan Huong, S.de Beauvoir.