TS. Trần Xuân Trí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ tham dự Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Échanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

TS. Trần Xuân Trí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Email: Tranxuantri.hnue@gmail.com

=======================================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu Văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Trần Xuân Trí sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "Áp dụng một số luật xã hội của Pháp vào Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX: Sự nhân văn đối với người Việt hay vì lợi ích của người Pháp trong thuộc địa?” (Application au Vietnam de lois sociales françaises, au début du XXème siècle : L’œuvre humaine en faveur de Vietnamiens ou au profit des Français dans la colonie ?)

Tóm tắt:  Trong giai đoạn thuộc địa, bên cạnh sự tồn tại của luật pháp phong kiến xưa, chính quyền thuộc địa đã từng bước áp dụng vào Việt Nam một số luật xã hội của chính quốc: Luật về Thanh tra lao động (2/11/1892) áp dụng từ năm 1918, đặc biệt từ năm 1926-1927; Luật hòa giải và phân xử tranh chấp giữa chủ và công nhân (27/12/1892) có hiệu lực ở Việt Nam từ năm 1930; Luật về lao động trẻ em và phụ nữ (2/11/1892, bổ sung ngày 22/11/1911) thực hiện ở Việt Nam từ năm 1927, đặc biệt là từ 1936; Luật tai nạn lao động (9/4/1898, sửa đổi bổ sung ngày 15/7/1914 và 15/12/1922), Luật ngày làm 8 giờ (23/4/1919), Luật nghỉ phép được hưởng lương (20/6/1936) áp dụng ở Việt Nam từ năm 1936.

Việc áp dụng luật xã hội của Pháp vào Việt Nam bắt nguồn một phần từ nhu cầu quản lý xã hội, nhu cầu phát triển kinh tế và chính sách cai trị cộng tác của Pháp. Đặc biệt, đó là kết quả của phong trào đấu tranh dân chủ, áp lực của phong trào công nhân, đặc biệt là phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam. Dù thế nào đi nữa thì việc áp dụng luật xã hội của Pháp vào Việt Nam cũng tạo cơ hội cho người lao động Việt Nam được tiếp cận và được hưởng một số quyền như người lao động Pháp và  ở một số nước trên thế giới. Trên bình diện văn hóa, nó góp phần làm phong phú thêm bức tranh giao lưu văn hóa Việt-Pháp trong giai đoạn thuộc địa.

Từ khóa : Việt Nam, Pháp, thuộc địa,  luật pháp, luật ngày làm tám giờ, luật tai nạn lao động, luật nghỉ phép được hưởng lương, luật lao động phụ nữ và trẻ em.

Résumé: Dans l’époque coloniale française, à côté de l’existence de l’ancienne législation féodale, le Gouvernement coloniale a introduit et appliqué au Vietnam certaines dispositions, parfois la totalité des  lois sociales métropolitaine : Loi sur la création de l’Inspection du Travail (2 novembre 1892) a été appliqué en 1918 pour la Cochinchine, en 1926 et 1927 pour le Tonkin et l’Annam ; Loi sur la conciliation et l’arbitrage pour les différends entre patrons et ouvriers (27 décembre 1892) a été mise en vigueur au Vietnam à partir de 1930 ; l’application en 1918, surtout depuis 1927, de la loi sur le travail des enfants et des femmes (2 novembre 1892, modifiée par loi du 22 novembre 1911). En 1936, loi sur les accidents du travail (9 avril 1898, modifiée par lois du 15 juillet 1914 et du 15 décembre 1922), loi sur la journée de huit heures (23 avril 1919) et loi sur le congé payé (20 juin 1936) ont aussi été appliquées pour les travailleurs vietnamiens.

L’application de lois françaises sociales au Vietnam est provenue du besoin de l’administration de société, du développement d’économie et la politique en collaboration du gouvernement français, mais aussi était les fruits du mouvement de la lutte démocratique, la pression du mouvement des ouvriers, notamment la lutte révolutionnaire du peuple vietnamien. Dans l’aspect de société et de culture, l’application de ces lois sociales au Vietnam a permis aux travailleurs vietnamiens de bénéficier des droits reconnus en France et dans certaines nations dans le monde. Cela contribué à enrichir la réalisation de la acculturation Franco-vietnamienne dans l’époque coloniale.

Mots-clés : Le Vietnam, la France, colonie, la législation, la loi sur la journée de huit heures, la loi sur les accidents de travail, la loi sur le congé payé, la loi sur le travail des enfants et des femmes.