TS.Nguyễn Thị Thanh Tùng, Trần Ngọc Viên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ tham dự Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Échanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

TS. Nguyễn Thị Thanh Tùng, Trần Ngọc Viên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Email: thanhtungsphn@gmail.com

===============================================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu Văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Nguyễn Thị Thanh Tùng và Trần Ngọc Viên, sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HOÁ PHÁP ĐỐI VỚI TRÍ THỨC MỚI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX".

Tóm tắt: Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và biến nước ta thành thuộc địa của Pháp. Sau hai chương trình khai thác thuộc địa của Pháp, Việt Nam có những biến đổi to lớn, sâu sắc về tính chất xã hội, cơ cấu xã hội và mâu thuẫn xã hội. Các trào lưu văn hoá, tư tưởng phương Tây, trong đó có văn hoá Pháp cũng theo các con đường đó vào Việt Nam, mang theo những diện mạo mới trong đời sống văn hoá, tư tưởng ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là góp phần mở mang trí tuệ và đưa đến sự chuyển biến tư tưởng trong một bộ phận trí thức “mới” ở Việt Nam mà sự đóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam vô cùng to lớn, vĩ đại.

Từ khoá: Văn hoá Pháp; trí thức mới; lịch sử Việt Nam; quan hệ Việt Pháp.

Résumé:  Au milieu du XIXe siècle, les Français ont envahi le Vietnam et les fusillades font de notre pays une colonie. Après deux programmes d’exploitation coloniale, le Vietnam a connu de grands changement en matière de société : son nature, sa structure et ses conflits. Les mouvements culturels et la pensée occidentale, y compris la culture français, étaient introduits au Vietnam, donnant un nouveau visage à la vie culturelle du notre pays dans les première années de XXe siècle. Ils contribuaient au développement intellectuel et à la transformation de pensé e sans une partie de « nouveau » intellectuels au Vietnam jouant de rôle important dans l’Histoire de la nation vietnamienne.

Mots clés : La culture française, Les intellectuels Vietnamiens, l’Histoire de la nation vietnammien, Les relations Vietnam-France