TS. Huỳnh Thị Ánh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế sẽ tham dự Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

TS. Huỳnh Thị Ánh Vân,  Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Email:  huynhthianhvan@gmail.com

======================================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Huỳnh Thị Ánh Vân sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "Văn hóa cung đình Huế đầu thế kỷ XX và cuộc tiếp xúc với văn minh phương Tây".

Tóm tắt:  Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đã chứng kiến ​​nhiều thay đổi và bước đầu tiếp thu những ảnh hưởng từ bên ngoài trên nhiều mặt. Chế độ quân chủ Nho giáo truyền thống, hình thức tổ chức chính trị duy nhất mà người Việt Nam đã từng biết đến, đã trở thành một hệ thống yếu kém không thể giúp phát triển đất nước. Trong cuộc tiếp xúc với nền văn hoá và văn minh phương Tây thời kỳ này, một số hoạt động văn hoá truyền thống đã từng tồn tại hàng trăm năm như một hình thức thể hiện bản sắc dân tộc đã bị tác động, thay đổivà thậm chí bị hủy bỏ. Những người theo truyền thống quân chủ, các học giả Nho giáo, những người tuân thủ luân lý "tam cương" của Nho giáo như một hình thức duy trì kỷ cương xã hội theo hệ thống trật tự chặt chẽ đã bắt đầu theo tư tưởng tự do, trong đó các hình thức ràng buộc quan hệ xã hội theo kỷ cương của Nho giáo dễ dàng bị phá vỡ. Quá trình này đã cho ra đời một thế hệ học giả mới ở Việt Nam, những người tiếp thu tư tưởng mới, những khái niệm và kỹ thuật mới một cách tích cực. Tư tưởng thể hiện ý thức về tính chính thống của thời quân chủ liên quan đến vai trò, quyền lực và ý chí tối cao của hoàng đế, sự bình đẳng về giới hay nhận thức về di sản văn hoá cũng bị tác động bởi những tư tưởng mới. Nữ giới trong hoàng tộc từng chịu sự phân biệt đối xử trong vai trò xã hội trước đây giờ có thể xuất hiện trong các sự kiện xã hội với các nghi thức mới, thể hiện sự tự do ở mức độ nhất định và được xã hội công nhận.

Văn hóa cung đình Huế đã có thêm nhiều yếu tố mới kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong các hoạt động của triều đình, trong sinh hoạt đời thường hay tập quán ăn uống, thể hiện đậm nét qua các sưu tập cổ vật và các công trình kiến trúc hiện vẫn còn khá nguyên vẹn ở Huế. Quá trình giao lưu và hội nhập ấy cũng chính là sự hội nhập có chọn lọc để tồn tại, dung hợp, hình thành và tiếp tục phát triển một bản sắc văn hóa độc đáo ở Huế trong bối cảnh quốc tế và khu vực đầu thế kỷ XX. Mục đích của bài viết này là tìm hiểu những vấn đề sau: Văn hoá cung đình chịu ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây vào cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XXth ra sao và bằng cách nào? Chúng ta nên hiểu những thay đổi ấy như thế nào và ảnh hưởng ra sao đối với các học giả Việt Nam theo tư tưởng Nho giáo cũng như đối với văn hóa cung đình Huế? Điều gì có thể giúp chúng ta rút ra được bài học để đối phó với những thách thức trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay dưới tác động của công nghệ cao đang ngày càng phát triển mạnh mẽ? Bài viết sẽ dựa trên các tài liệu lịch sử, các kết quả nghiên cứu sưu tập bảo tàng và quá trình điền dã ở khu di sản Huế để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên.

Résumé: A la fin du dix-neuvième siècle et au début du vingtième siècle, la société vietnamienne se change rapidement et influencée par les facteurs extérieurs dans plusieurs domaines. Le système d’une monarchie absolue du Confucianisme traditionnel, la formule unique qui pratiquée par les Vietnamiens, devient un système périmé qui fait obstacle le développement du pays. Dans le contact avec la culture et la civilisation occidentale dans cette période, quelques formes culturelles traditionnelles qui existent depuis des centaines années sont influencées, modifiées, même disparues. Des monarchistes, des lettrés confucianistes, qui ont pratiqué en respectant strictement le règlement social principal « Tam cương » (« trois liens sociaux » qui sont roi et sujet, père et enfants, mari et femme), commencent à se familier et à suivre les idées libérales. En conséquences, les anciens liens du Confucianisme sont successivement détruits. Ce processus donne la naissance à une nouvelle génération de lettrés au Viêt-Nam qui apprennent activement des nouvelles idées, des nouveaux termes et des nouvelles techniques. Les pensées sur la légitimité de la monarchie absolue concernant le rôle, les pouvoirs et la volonté suprême du Roi, sur l’égalité de genre ou sur la conception à l’égard des patrimoines culturels sont également influées par les nouvelles tendances d’idée.  

Dans ces contacts, la culture royale de Huế est prise en charge des nouveaux facteurs en alliant la tradition et la modernité dans les activités de la Cour, dans la vie quotidienne royale ou les coutumes gastronomiques. En conséquence, leurs vestiges sont montrés clairement par les collections des antiquités et les monuments architecturaux qui sont restés intactes à Huế. Cette échange et cette intégration culturelle sont également l’intégration sélective en vue d’être, de concorder, de former et de continuer à développer une culture originale à Huế dans le contexte international et régional au début du vingtième siècle.

Cet article est pour but d’étudier les thèmes suivants : Comment et par quelles manières la culture royale de Huế est influencée par la civilisation occidentale à la fin du dix-neuvième siècle et au début du vingtième siècle ? Par quelles façons pouvons – nous comprendre les changements de la culture royale de Huế sous l’influence de la civilisation occidentale ? Comment ces changement influent sur les lettrés confucianistes vietnamiens et sur la culture royale de Huế soi-même ? Quelles sont les leçons historiques et comment pouvons – nous les appliquer à la conservation des patrimoines royaux de Huế face aux défis contemporains sous l’influence de la révolution technologique et de la globalisation ? Nous étudions ces thèmes en appuyant sur les archives, les documents historiques, les collections des musés et les résultats sur le terrain à l’ensemble de monuments de Huế.