TS. Nguyễn Hoàng Như Thanh: Học viện Ngoại giao; Email: nhuthanh@dav.edu.vn
ThS. Vũ Đoàn Kết: Học viện Ngoại giao; Email : vudoanket@dav.edu.vn
========================================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Nguyễn Hoàng Như Thanh và ThS. Vũ Đoàn Kết sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "VIỆT NAM, PHÁP VÀ PHÁP NGỮ".
Tóm tắt: Việc Việt Nam tham gia Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ năm 1986 ở Versailles (Pháp) đánh dấu một mốc quan trọng. Đối với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, sự tham gia của Việt Nam với tư cách thành viên sáng lập củng cố và tăng cường sự hiện diện của tổ chức tại châu Á – Thái Bình Dương. Không những thế, Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ VII tại Hà Nội 1997 còn hoàn thiện tổ chức về mặt thể chế, đề ra vị trí Tổng thư ký, khởi động hợp tác kinh tế trong khuôn khổ Pháp ngữ… Về phía Việt Nam, sự tham gia vào Tổ chức quốc tế Pháp ngữ nằm trong tổng thể đổi mới tư duy đối ngoại từ Đại hội lần thứ VI năm 1986 nhằm phá thế bị bao vây, cô lập của đất nước, phương châm đối ngoại « Đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế» xác định tại Hội nghị Trung ương 3 tháng 6/1992. Trong những năm đầu Đổi mới, có thể nói việc Việt Nam tham gia vào các hoạt động của Pháp ngữ đa phương chính là « đột phá khẩu » mở ra cửa ngõ thông ra thế giới trong khi các hướng đối ngoại khác chưa đạt được những tiến bộ cụ thể.
Sự đổi mới tư duy và hoạch định chính sách đối ngoại nhằm thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập không đủ để giải thích cho lựa chọn Pháp ngữ làm đột phá khẩu của Việt Nam. Quan hệ Việt Nam – Pháp ngữ còn được thúc đẩy bởi vai trò của Pháp. Đây là một trong số ít ỏi các quốc gia ủng hộ Việt Nam trong tình thế bị cấm vận quốc tế. Pháp cũng ủng hộ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ năm 1986 và hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh 7 ở Hà Nội. Có thể nói, quan hệ Việt-Pháp chính là « chất kích thích » thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào cộng đồng Pháp ngữ và qua đó là cộng đồng quốc tế.
Résumé : La participation du Vietnam au premier Sommet de la Francophonie à Versailles (France) en 1986 en tant que membre fondateur de l’Organisation se révèle très importante. Pour la Francophonie, l’adhésion du Vietnam, le plus grand pays de l’ancienne Indochine française, renforça sa présence et son rayonnement en Asie-Pacifique et lui a été bénéfice sur plusieurs aspects. Le VIIe Sommet de la Francophonie, à Hanoi en 1997, a marqué une étape importante de la Francophonie institutionnelle qui a permis, entre autres, la mise en place du poste de Secrétaire général, la naissance de la Francophonie économique, ainsi qu’un certain essor de la Francophonie en Asie-Pacifique. Pour le Vietnam, sa participation à l’OIF a été la suite des efforts de désenclavement politico-économique du pays entamés au milieu des années 1980s et faisait partie intégrale de la politique étrangère de diversification et de multilatéralisation des relations extérieures déployée début des années 1990s. La Francophonie constituait, alors, un pont, une porte ouverte, sinon la seule possible, au monde non-socialiste extérieur, une percée au service de l’œuvre de Renouveau du pays. Depuis cette adhésion, la relation entre le Vietnam et la Francophonie s’est développée pour bénéficier à toutes les parties. La tenue du VIIe Sommet de la Francophonie à Hanoi en 1997 et sa réussite ont été non seulement la preuve de ces efforts du Vietnam, elles démontrent judicieusement la bonne voie de l’intégration régionale et internationale du pays.
Le Renouveau ne suffit pas à lui seul à expliquer le choix francophone du Vietnam. La relation Vietnam – Francophonie est également impulsée par le biais de la France. Cette dernière reste un des rares pays qui ont soutenu le Vietnam durant l’embargo dans les années 1980. C’est elle qui a incité l’adhésion vietnamienne à la Francophonie en 1986 et l’a aidé pour la tenue du VIIe Sommet sur son sol. Nous pouvons conclure qu’avec la participation active du Vietnam à la Francophonie, les relations bilatérales entre le Vietnam et la France ont également prospéré et ont à leur tour poussé les relations entre le Vietnam et la Francophonie.