TS Nguyễn Thảo Hương sẽ tham dự Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

TS Nguyễn Thảo Hương, Phòng Hợp tác Quốc tế - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Email : thaohuong@hnue.edu.vn

=============================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS Nguyễn Thảo Hương sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "LA FORMATION DES COMMUNAUTÉS FRANCOPHONES AU VIETNAM ET VIETNAMOPHONES EN FRANCE ACTEURS DU TRANSFERT CULTUREL FRANCO-VIETNAMIEN"

Tóm tắt:  Cuộc gặp gỡ giữa Pháp và Việt Nam là cuộc gặp gỡ lịch sử, một "cú va chạm" điển hình giữa một dân tộc phương Tây và một dân tộc phương Đông. Trong suốt một khoảng thời gian dài từ nửa cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20, nước Pháp và nước Việt Nam đã cùng nhau chứng kiến những khoảng khắc lịch sử của thế giới nói chung và của mỗi nước nói riêng cho dù góc nhìn thật khác biệt: một bên là tầng lớp đô hộ và một bên là tầng lớp bị đô hộ, một bên là những người thực dân và một bên là những người cách mạng. Cuối thế kỷ 19, Việt Nam là nơi người Pháp đến để hình thành và vận hành bộ máy cai trị thuộc địa, trong đó có các chính trị gia, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học, thương nhân, hay lính chiến. Tiếp đó, vào đầu thế kỷ 20, Pháp lại là nơi đón những dòng người di cư từ Việt Nam sang trong đó có những người lính thợ Đông Dương, người tị nạn chính trị, thuyền nhân, người đoàn tụ gia đình và cả những trí thức trẻ đi nghiên cứu, học tập. Những hành trình với mục đích chinh phạt, khám phá hay là trốn chạy đó đã hình thành nên hai cộng đồng ngôn ngữ lớn: cộng đồng người nói tiếng Pháp tại Việt Nam và cộng đồng người nói tiếng Việt tại Pháp. Sự trao đổi về con người hẳn nhiên sẽ dẫn đến những sự trao đổi về vật chất và ý thức. Bất chấp khoảng cách địa lý, sự đồng sẻ chia văn hoá từ những trao đổi đó đã dần được hình thành trong nhiều lĩnh vực: ngôn ngữ, giáo dục, kiến trúc, thói quen ăn và mặc, các sản phẩm nghệ thuật và văn chương, các tư tưởng và quan điểm, con người và tình yêu, chiến tranh và hoà bình, xung đột và tình bằng hữu. Quả thực, hai cộng đồng này vừa là những tác nhân truyền tải hết sức quan trọng vừa là minh chứng sống cho sự giao thoa văn hoá Pháp Việt với việc hình thành nên những giá trị bản sắc trong văn hoá của mỗi dân tộc từ quá khứ đến hiện đại. Trong mối giao lưu hai chiều đó, ảnh hưởng của Pháp đến Việt Nam hẳn nhiên mạnh mẽ hơn bởi Việt Nam đóng vai trò tiếp nhận và Pháp đóng vai trò truyền phát. Nhưng điều đó không có nghĩa là những dấu ấn của Việt Nam tại Pháp là không đáng kể.

Hai cộng đồng ngôn ngữ này đã được hình thành như thế nào? Khu biệt chúng ra sao? Đâu là những dấu ấn văn hoá của Pháp trên đất Việt Nam và ngược lại? Đâu là mối liên hệ giữa sự hình thành hai cộng đồng ngôn ngữ này với các dấu ấn văn hoá? Các dấu ấn văn hoá này đã và sẽ được gìn giữ như thế nào bởi nước tiếp nhận? Bằng cách tiếp cận đồng đại và lịch đại, bài phân tích này mong muốn trả lời những câu hỏi trên đồng thời đem lại một góc nhìn khác về nguồn gốc của sự giao thoa văn hoá Pháp Việt.

Từ khóa : văn hóa, bản sắc, dấu ấn, cộng đồng, di cư, bảo tồn, pháp ngữ, việt ngữ, trao đổi, tác nhân

Résumé:  La rencontre entre la France et le Vietnam est une rencontre du destin, un « clash » typique entre un peuple occidental et un peuple oriental. Pendant une longue durée de la deuxième moitié du XIXè siècle jusqu’à la fin du XXème siècle, la France et le Vietnam témoignent ensemble des moments historiques du monde en général et de chaque pays en particulier même si l’angle du regard est différent: l’un des dominants et l’autre des dominés, l’un des colonisateurs et l’autre des révolutionnaires. Durant la fin du XIX siècle, le Vietnam est la destination des flux d’hommes français venir pour établir et fonctionner le système de gouvernance coloniale. Dans ces déplacements, il y a les hommes politiques, et les administrateurs, mais aussi les soldats, les chercheurs et les hommes d’affaires. Ensuite, vers le début du XXè siècle, la France accueille les vagues d’immigration vietnamienne qui emportent les soldats ouvriers, les réfugiés, les boat-peoples, les rejoints familiaux et aussi les intellectuels. A partir de ces voyages de conquête, de découverte ou même de fuite, deux communautés linguistiques ont été formées: celle des francophones au Vietnam et celle des vietnamophones en France. Les échanges humains mobilisent certainement les échanges matériel et spirituel. Certes, malgré la distance géographique, un partage culturel est produit partir de ces échanges dans une multitude d’aspects: la langue, l’éducation, l’architecture, les habitudes vestimentaires et culinaires, les œuvres artistiques et littéraires, les idées et les pensées, les personnes et les amours, la guerre et la paix, le conflit et l’amitié… Ces deux communautés constituent donc des acteurs très importants pour le transfert culturel franco-vietnamien en composant des valeurs identitaires dans la culture de chaque peuple du passé jusqu’au présent. Dans cette interculturalité, l’influence française à la culture vietnamienne est visiblement plus forte car le Vietnam joue le rôle de récepteur alors la France joue le rôle d’émetteur. Néanmoins, cela ne veut pas dire que les empreintes vietnamiennes dans la culture française ne sont pas considérables.

Comment sont formées ces deux communautés linguistiques et comment sont-elles identifiées? Quelles sont les empreintes de la culture française dans la culture vietnamienne et à l’inverse? Quel est le lien entre la formation de ces communautés et ces empreintes culturelles?  Comment ces empreintes sont préservées par les pays d’accueil ? En utilisant une approche synchronique et diachronique, cette présente communication voulait répondre à ces questions en apportant un autre angle d’observation de la source du transfert culturel franco-vietnamien. Au premier temps, nous allons identifier les communautés linguistiques en groupes spécifiques soit en fonction du temps chronologique, soit en fonction de leur composition. Ensuite, nous évoquons tous les apports de ces témoins vivants à ce transfert à travers les traces qu’ils ont laissées au fil du temps.La dernière partie se consacre à décrire la situation actuelle des deux communautés, leurs efforts dans la préservation des valeurs identitaires face aux enjeux sociétaux, politiques et économiques.

Mots clés: immigration,culture, empreinte, identité, préservation, francophone, vietnamophone, échange, acteur