TS Ngô Tự Lập, Viện Quốc tế Pháp ngữ sẽ tham dự Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

TS Ngô Tự Lập, Viện Quốc tế Pháp

Email: ngotulap@yahoo.com

==============================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS Ngô Tự Lập sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "TỪ SONG PHƯƠNG ĐẾN ĐA PHƯƠNG: KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HỢP TÁC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆN QUỐC TẾ PHÁP NGỮ (IFI)"

Tóm tắt: Nền giáo dục đại học hiện đại Việt Nam ra đời dưới ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp, với sự ra đời của Trường Đại học Đông Dương (1906). Kể từ đó, trải qua hơn một trăm năm lịch sử với nhiều thăng trầm, sự hợp tác giáo dục đại học Pháp - Việt về cơ bản là một quá trình song phương nhưng một chiều, trong đó công nghệ giáo dục, bao gồm cả chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục Pháp, được chuyển giao từ Pháp sang Việt Nam, trong phần lớn trường hợp dựa vào sự tài trợ của Pháp. Sự chuyển giao này được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu. Hình thức thứ nhất là du học, trong đó sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập nhờ học bổng (đa số là của chính phủ Pháp, nhưng cũng có một số học bổng của chính phủ Việt Nam) hoặc tự túc. Tuy nhiên, do nguồn học bổng và năng lực tài chính của sinh viên du học tự túc luôn luôn hạn chế, để giảm bớt chi phí cho người học, gần đây xuất hiện hình thức thứ hai, đó là liên kết đào tạo, hay còn gọi là du học tại chỗ, trong đó sinh viên Việt Nam theo học các chương trình nhập khẩu trọn gói hoặc các chương trình xăng-đuých, với nội dung, học liệu và phương pháp đào tạo của Pháp.

Mặc dù có nhiều thành tựu không thể phủ nhận, mô hình song phương nhưng một chiều nói trên đang bị đặt thành vấn đề trước thực tế là hầu hết các chương trình hợp tác rơi vào khủng hoảng sau khi nguồn tài trợ chấm dứt. Trong bối cảnh đó, Viện Quốc tế Pháp ngữ (Institut de la Francophonie pour l’Innovation, IFI) là một trong số những trường hợp ít ỏi vượt qua được khủng hoảng nhờ chiến lược đa phương hóa hợp tác quốc tế.    IFI được hình thành năm 2014 trên cơ sở tích hợp Viện Tin học Pháp ngữ (Institut de la Francophonie pour l’Informatique) và Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội (Pôle universitaire francais à Hanoi). Lịch sử của Viện Tin học Pháp ngữ bắt đầu từ năm 1993, khi chính phủ Việt Nam và  Hiệp hội các trường đại học sử dụng một phần hoặc toàn phần tiếng Pháp và trường đại học các mạng lưới dùng tiếng Pháp (AUPELF-UREF), nay là Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), ký Thỏa thuận về việc thực hiện dự án xây dựng Viện Tin học sử dụng tiếng Pháp. Được AUF tài trợ toàn bộ, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của IFI là đào tạo Thạc sĩ Công nghệ Thông tin (CNTT) bằng tiếng Pháp. Khóa đầu tiên khai giảng năm 1995 với 28 học viên, thậm chí trước khi Viện Tin học Pháp ngữ chính thức được thành lập (1997). Năm 2010, IFI được điều chuyển về Đại học Quốc gia Hà Nội. Cùng với sự phát triển không ngừng, năm 2012, IFI tiếp nhận thêm Trung tâm Đại học Pháp tại Hà Nội (PUF Hà Nội).  PUF Hà Nội được thành lập theo Thỏa thuận do hai chính phủ Pháp và Việt Nam ký kết năm 2004 nhân chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Pháp Jacques Chirac. Được hai chính phủ Pháp và Việt Nam tài trợ trong vòng 3 năm, PUF Hanoi có nhiệm vụ triển khai các chương trình đào tạo của Pháp tại Việt Nam. Năm 2014, Viện Tin học Pháp ngữ đổi tên thành Viện Quốc tế Pháp ngữ (tên tiếng Pháp là Institut Francophone International, sau đó đổi thành Institut de la Francophonie pour l’Innovation) nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, định hướng phát triển thành một trung tâm nghiên cứu và đào tạo quốc tế liên ngành. Một bước ngoặt đối với Viện  diễn ra vào năm 2017, khi nguồn tài trợ của AUF chấm dứt hoàn toàn. Việc tuyển sinh cho các chương trình thạc sĩ của IFI trước đây đã rất khó khăn mặc dù toàn bộ học viên đều có học bổng nay sẽ càng khó khăn hơn nếu như IFI phải thu học phí để bù đắp cho công tác đào tạo. IFI đứng trước câu hỏi « Tồn tại hay không tồn tại ». Trong bối cảnh đó, ban lãnh đạo IFI chủ trương duy trì tiếng Pháp như là bản sắc của IFI và đề xuất một chiến lược tổng thể nhằm và biến IFI thành một trung tâm nghiên cứu và đại học của Cộng đồng Pháp ngữ tại châu Á Thái Bình Dương. Nòng cốt của chiến lược này là mô hình hợp tác hình tam giác Pháp - Việt Nam - Châu Phi. Trong mô hình này, Pháp, một quốc gia phát triển, trái tim của cộng đồng Pháp ngữ có nền giáo dục đại học tiên tiến hàng đầu thế giới đóng vai trò đầu đàn ; Việt Nam, một đất nước năng động, có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao và giàu kinh nghiệm hợp tác quốc tế, đóng vai trò cầu nối và trung tâm đào tạo. Còn Châu Phi, một lục địa giàu tiềm năng, với truyền thống Pháp ngữ của mình, không chỉ là một thị trường giáo dục hấp dẫn mà còn đang trỗi dậy để trở thành một không gian rộng lớn cho hợp tác và phát triển trong tương lai gần. Thành công của chiến lược mới đã giúp IFI nhanh chóng thoát khỏi sự khó khăn về tài chính và trở thành cơ sở giáo dục đại học có tính quốc tế hóa cao nhất Việt Nam, với 95% học viên là người nước ngoài, đến từ 17 quốc gia của cộng đồng Pháp ngữ.

Từ khóa: Hợp tác giáo dục Pháp – Việt ; Cộng đồng Pháp ngữ ; Giáo dục đại học ; Quốc tế hóa giáo dục đại học, Viện Quốc tế Pháp ngữ.

Résumé: L’éducation universitaire moderne au Vietnam est née à l’initiative de la France avec la fondation de l’Université de l’Indochine (1906). Depuis lors, après plus de cent ans d'histoire, de hauts et de bas, la coopération universitaire franco-vietnamienne a pris la forme d’un processus bilatéral mais unidirectionnel dans lequel les connaissances et technologies éducatives - programme, contenu, matériaux et méthodes d’éducation - sont transférées de la France vers le Vietnam, dans la plupart des cas grâce au financement français. Ce transfert s'est effectué sous deux formes principales. La première forme  est  le du học (étude à l'étranger), dans laquelle les étudiants vietnamiens vont en France pour étudier soit en tant que boursiers (principalement du gouvernement français, mais aussi du gouvernement vietnamien) soit autofinancés. Ces ressources financières sont toujours limitées, afin de réduire les coûts d’études pour les apprenants, une nouvelle forme est apparue, c’est le Liên kết đào tạo (formation conjointe, avec des programmes délocalisés ou des programmes sandwich), qui permet aux étudiants Vietnamiens de poursuivre des programmes universitaires francais sans être obligés d’aller à l’étranger. Malgré des résultats indéniables, ce modèle bilatéral mais unidirectionnel est aujourd’hui remis en cause lorsque la plupart des programmes de coopération subissent les effets négatifs de la fin du financement. Dans ce contexte de crise, l'IFI est l'un des rares à survivre grâce à sa stratégie de multilatéralisation de la coopération internationale. L’IFI a été créé en fusionnant  l'Institut de la Francophonie pour l'Informatique (IFI) et le Pôle Universitaire Français à Hanoi (PUF Hanoi). L'histoire de l'IFI a commencé en 1993, lorsque le Gouvernement du Vietnam et l'AUPELF-UREF (aujourd'hui l'AUF) ont signé la convention pour la mise en œuvre du projet d'Institut Francophone d'Informatique. Entièrement financé par l'AUF, l'une des tâches les plus importantes de l'IFI est de former des Masters en informatique en français. L’enseignement de la première promotion, comprenant 28 étudiants, a débuté en 1995, avant même la fondation officielle de l'Institut francophone d'informatique (1997). En 2010, l'IFI a été transféré à l'Université Nationale du Vietnam à Hanoi. L’année 2012 est celle de l’intégration du PUF Hanoi à l’IFI, ce qui a entraîné un développement important de l'institut. Le PUF Hanoi a été créé par le protocole d’accord signé en 2004 entre les gouvernements français et vietnamien lors de la visite officielle au Vietnam du Président français Jacques Chirac. Financé par les deux gouvernements pendant 3 ans, le PUF Hanoi a pour mission de fédérer les formations françaises délocalisées au Vietnam. En 2014, l'Institut de la Francophonie pour l'Informatique a changé de nom et est devenu l'Institut Francophone International, puis l’Institut de la Francophonie pour l’Innovation, en raison de l'élargissement de  ses domaines d'activités et de la transformation de l'IFI en centre de recherche et de formation transdisciplinaire. L’année 2017 marque un tournant pour l'IFI lorsque le financement de l'AUF prend fin. Le recrutement pour les Masters de l’IFI, déjà difficile durant les années précédentes même si tous les étudiants de l’institut bénéficiaient des bourses de l’AUF, s’avèrerait encore plus difficile, les étudiants devant désormais payer des frais de scolarité. La question pour l’IFI est «to be or not to be”. Face à ces difficultés, l'IFI a decidé de continuer à fonder son identité sur le français et à mettre en place une stratégie globale visant à faire de l'IFI un centre universitaire de la Francophonie en Asie - Pacifique. L’essentiel de cette stratégie est le modèle triangulaire de coopération France - Vietnam - Afrique. Dans cette optique, la France, cœur de la Francophonie  et pays hautement développé, dispensant une formation universitaire de premier plan dans le monde, joue le rôle de locomotive. Le Vietnam, pays dynamique avec une économie en pleine croissance et possédant une riche expérience en matière de coopération internationale, sert de tête de pont et de centre de formation. Quant à l'Afrique, ce continent aux potentiels énormes n'est pas seulement un marché éducatif francophone attractif, mais aussi un grand espace de coopération et de développement dans un proche avenir. Le succès de la mise en place de cette nouvelle stratégie a permis à l'IFI de sortir des difficultés financières et de devenir le pôle de formation et de recherche universitaire le plus internationalisé au Vietnam : 95% des étudiants sont des étrangers venant de 17 pays de la Francophonie.

Mots-clés: Coopération éducative franco-vietnamienne ; Francophonie ; Formation universitaire ; Internationalisation de l’enseignement supérieur, Institut de la Francophonie pour l’Innovation.