ThS Nguyễn Hoa Mai, Tạp chí Lý luận Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Email: hoamainguyen1982@gmail.com
===================================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS Nguyễn Hoa Mai, sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "TIẾP BIẾN VĂN HÓA PHÁP – VIỆT TRONG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1884-1945".
Tóm tắt: Tiếp biến văn hóa Pháp - Việt Nam diễn ra từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ XV, qua giao thương buôn bán và truyền bá Kito giáo.Quá trình tiếp xúc diễn ra sâu rộng hơn cả là khi Pháp xâm chiếm và bình định Việt Nam, đánh dấu bằng Hiệp ước Patonot (1884). Từ đó, quá trình tiếp xúc văn hóa chuyển sang giai đoạn mới (thực dân) với nhiều biến chuyển. Quá trình tiếp xúc này chủ yếu diễn ra theo chiều Pháp – Việt mà không có chiều ngược lại. do đó, dấu ấn văn hóa Pháp trong các lĩnh vực đời sống Việt Nam rõ nét, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Từ nhiều chiều kích khác nhau, xem xét và đánh giá nền giáo dục giai đoạn này, còn nhiều ý kiến trái chiều: nền giáo dục giai đoạn này hoàn toàn mang bản chất thực dân hay có những đóng góp, giá trị ? Từ góc nhìn văn hóa học, bài viết xác định 5 thành tố làm nên nền giáo dục từ góc nhìn văn hóa: triết lý, tư tưởng giáo dục; giá trị, chuẩn mực giáo dục; thể chế, thiết chế; nhân cách giáo dục và hệ thống ngoại hiện. Bằng các phương pháp liên ngành, so sánh – đối chiếu, phân tích – tổng hợp, bài viết tìm hiểu 3 thành tố: giá trị, chuẩn mực giáo dục; thể chế, thiết chế; nhân cách giáo dục, từ đó khẳng định: nền giáo dục giai đoạn 1884-1945 tại Việt Nam do người Pháp tổ chức, thực hiện bên cạnh một số hạn chế có nhiều giá trị, từ tư tưởng, chuẩn mực, thể chế, thiết chế đến nhân cách nhà giáo và người học. Những đóng góp cụ thể là:
-Nội dung chương trình phong phú, bao gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, tri thức phục vụ đời sống, càng lên cao nọi dung càng được mở rộng;
- Thành lập và chú trọng đến các trường dạy nghề: nhân viên hành chính, nghề nông, kỹ nghệ,…;
- Thành lập các trường nữ sinh, mở rộng giáo dục cho miền núi;
- Xây dựng được thể chế, thiết chế giáo dục ổn định, hiện đại, cụ thể;
- Nhân cách nhà giáo dục và nhân cách người học được định hình.
Từ những nội dung trên, có thể khẳng định, dấu ấn của văn hóa Pháp rất sâu đậm, làm thay đổi căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam giai đoạn này, ảnh hưởng đến tư tưởng, hành động của nhiều thế hệ người Việt Nam nhưng cũng góp phần làm sâu sắc, phong phú nền văn hóa giáo dục Việt Nam. Nghiên cứu tiếp biến văn hóa Pháp - Việt trong lĩnh vực giáo dục, trong mối quan hệ với bảo tồn, giữ gìn và làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa với giai đoạn hiện nay.
Résumé: L’acculturation franco-vietnamienne a eu lieu très tôt, vers le XVe siècle, à travers le commerce et la diffusion du christianisme. Le processus de contact s’est le plus largement approfondi lorsque la France a envahi et pacifié le Vietnam, marqué par le Traité de Patonot (1884). Depuis lors, le processus de contact culturel a été transformé en une nouvelle étape (le colonialisme) avec de nombreux changements. Ce processus de contact se déroulait principalement en direction de la France vers le Vietnam, non pas dans le sens inverse. Par conséquent, la marque de la culture française dans les domaines de la vie au Vietnam était claire, notamment dans le domaine de l'éducation. De diverses dimensions, l’examen et l’évaluation de l'éducation de cette période a montré plusieurs idées opposantes: l'éducation de cette étape était-elle pleinement de nature coloniale ou a-t-elle des contributions et des valeurs? Du point de vue de la culture, l'article identifie cinq facteurs qui composent l'éducation: la philosophie, l'idéologie de l'éducation; valeurs, normes d'éducation; institutions; personnalité éducative et système externe. En utilisant les méthodes de l'interdisciplinarité, de la comparaison comparative, de l' analyse et de la synthèse, L'article étudie trois composantes: les valeurs, les normes éducatives; les institutions et la personnalité éducative. Cette étude permet de confirmer que le système éducatif pendant la période 1884-1945 au Vietnam qui a été organisé et animé par les Français avait, en dehors de certaines restrictions, de nombreux points forts: de l'idéologie, des normes, des institutions à la personnalité des enseignants et des apprenants. Les contributions spécifiques sont:
- Le contenu du programme était varié, y compris les sciences naturelles, les sciences humaines et sociales ainsi que le savoir pour la vie, d'autant plus élevé que le contenu était élargi;
- Créer et mettre en importance des écoles professionnelles, des agents de l’administration, de l’agriculture et l’industrie,
- Créer des écoles pour les filles, élargir l’éducation pour les zones montagneuses,
- Construire des institutions éducatives stables et modernes, concrètes,
- La personnalité des enseignants et des apprenants a été mise en forme.
En basant sur les contenus ci-dessus, nous pouvons affirmer que la marque de la culture française qui était très profonde, a changé fondamentalement et complètement l'éducation du Vietnam à cette période, a affecté les pensées et les actions de nombreuses générations. Par contre, elle a contribué à l’approfondissement et à l’enrichissement de l'éducation vietnamienne. L'étude de l’acculturation franco-vietnamienne dans le domaine de l'éducation, en relation avec la préservation, et l'enrichissement de l'identité culturelle du people porte une signification à l’heure actuelle.
Mots clés: Acculturation, culture franco-vietnamienne; la culture dans l’éducation; l’éducation française