PGS.TS Vũ Tuấn Huy , Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sẽ tham dự Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

PGS.TS Vũ Tuấn Huy, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Email: huytuanhk@gmail.com

Lĩnh vực nghiên cứu chính:

-Gia đình và biến đổi của gia đình ở Việt Nam

-Chính sách phát triển bền vững ông nghiệp và nông thôn

-Dân số, di dân 

==========================================================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Vũ Tuấn Huy  sẽ thuyết trình báo cáo tham luận khoa học: "TRẺ EM BỎ HỌCVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ CỦA CHA MẸ VÀ CƠ CẤU GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM".

Tóm tắt: Bài báo sử dụng số liệu từ đề tài nghiên cứu “Biến đổi gia đình trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng đến phát triển bền vững ở Việt Nam” thực hiện trong 2 năm 2015-2016.Phân tích hồi quy các yếu tố nhân khẩu học, đặc điểm địa vị kinh tế - xã hội của cha mẹ, tâm thế và hành vi, đặc điểm của con cái cho thấy, bỏ hoc không phải là nguyên nhân riêng lẻ nào mà là một quá trình. So sánh theo nhóm năm kết hôn cho thấy số con bỏ học của hộ gia đình thay đổi so với trước năm 1986. Học vấn của bố mẹ, loại hình gia đình hạt nhân, sự kiểm soát của cha mẹ và con cái thường xuyên tham gia thể dục thể thao là những yếu tố giảm số con bỏ học trong hộ gia đình. Ngược lại, các yếu tố khác biệt vùng, số con hiện có và con cái của cha mẹ kết hôn giai đoạn 1986-1995 làm tăng số con bỏ học. Mọt số yếu tố được kỳ vọng nhưng không có ý nghĩa gợi ý những vấn đề đặt ra trong phát triển ở Việt Nam và những vấn đề càn nghiên cứu sâu hơn.

Từ khóa: Trẻ em bỏ học trước lớp 12, gia đình, địa vị kinh tế - xã hội, định hướng giá trị của cha mẹ, hiện đại hóa.

Résumé: Cet article utilise les données du projet de recherche « Changements familiaux dans le contexte de l'industrialisation et de la modernisation voué au développement durable au Vietnam» pour la période 2015-2016. Analyser la régression des facteurs démographiques, le statut socio-économique des parents, les caractéristiques psycho-sociales et comportementales des parents et caractéristiques des enfants. L’abandon scolaire ne résulte pas d’une une cause unique mais c’est un processus. Les comparaisons par année de mariage montrent des changements dans les abandons parmi les ménages avant 1986. Le niveau d’instruction des parents, la famille nucléaire, le contrôle parental sur leurs enfants et la participation des enfants aux activités sportives sont des facteurs qui réduisent l’abandon scoalaire des enfants. En revanche, les différences régionales, le nombre d'enfants et les enfants de parents mariés entre 1986 et 1995 ont augmenté le nombre d'enfants quittant l'école avant le terminal. Bien qu'un certain nombre de facteurs soient attendus, il n'y a aucun sens à suggérer des problèmes de développement au Vietnam et d'autres problèmes de recherche.

Mots-clés: abandon scolaire des enfants avant le terminal, famille, statut socio-économique, orientation des valeurs des parents, modernisation.