ThS. NCS Lê Xuân Phán, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội sẽ tham dự Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

ThS. NCS Lê Xuân Phán, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội:

E-mail: phanlx@hnue.edu.vn.

Lĩnh vực nghiên cứu:

-Lịch sử giáo dục Việt Nam

-Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc

-Tư tưởng Hồ Chí Minh về dạy và học

==============================================================

ThS. Lê Xuân Phán, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, hiện nay đang là Nghiên cứu sinh tại Đại học Lumière Lyon 2, Pháp. Trong hội thảo quốc tế “Giao lưu văn hóa Việt-Pháp: Thành tựu và triển vọng (Echanges culturels Franco-vietnamiens: réalisation et perspectives) diễn ra vào ngày 16-17/4/2017 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,ThS. Lê Xuân Phán sẽ thuyết trình báo cáo tham luận: "ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG VÀ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÔNG DƯƠNG: RA ĐỜI, HOẠT ĐỘNG VÀ THÀNH TỰU".

Tóm tắt:  Được thành lập vào năm 1902, Trường Y Hà Nội được coi là khởi đầu của giáo dục đại học bằng tiếng pháp tại Đông Dương. Bốn năm sau, để ngăn cản giới tinh hoa và thanh niên đang hướng theo phong trào Đông Du, Đại học Đông Dương (ĐHĐD) được thành lập, bao gồm Trường Yvà các khóa giảng dạy về khoa học, văn học vàpháp lý. Không may mắn, theo chính sách của toàn quyền Klobukowski, ĐHĐDbị đóng cửa vào năm 1908, trừ Trường Y. Phải đợi đến năm 1917,dưới thời toàn quyền Albert Sarraut, ĐHĐDmới được mở cửa trở lại. Trong giai đoạn 1917-1945, các trường thành viên của ĐHĐDđược lập ra, như : Trường Pháp Chính (sau là Trường Luật); Trường Sư phạm ; Trường Nông Lâm; Trường Thương mại; Trường Mỹ thuật và Trường Khoa học.Bài báo nàyđề cập đến lịch sử khái quát của ĐHĐD, một trong số ít những trung tâm văn hóa, khoa học quan trọng nhất ở Đông Dương thuộc Pháp. Đồng thời, bài báo cũng tập trung vào một trong những trường thành viên của ĐHĐD, Trường Cao đẳng Sư phạm, nơi diễn ra cuộc tiếp xúc,trao đổi văn hoá Pháp-Việt và cũng là một trong những nơi đã đào tạo được một số trí thức tên tuổi của Việt Nam. Từ mô hình Trường Cao đẳng Sư phạmĐông Dương, chúng tôi cũng không quên rút ra những kinh nghiệm cho việc đào tạo giáo viên ở Việt Nam hiện nay.

Từ khoá: Đại học Đông Dương, Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, giáo dục đại học

Résumé: Créée en 1902, l’Ecole de Médecine de Hanoi est considérée comme le premier établissement de l’enseignement supérieur en français en Indochine. L’Université indochinoise (UI) est fondé 4 ans plus tard pour faire obstacle au mouvement Dong Du. L’UI comporte l’Ecole de Médecine et trois sections: une section scientifique, une section littéraire et une section juridique. A l’exception de l’École de Médecine, elle est malheureusement, fermée au public en 1908 par le Gouverneur Klobukowski. Il faudra attendre 1917 pour que l’UI rouvre ses portes sous le mandat du gouverneur Albert Sarraut. Pendant la période 1917- 1945 ont été créé de nouvelles écoles supérieures: une École de Droit et d'Administration, une École supérieure de Pédagogie, une École supérieure d'Agriculture et de Sylviculture, une École de commerce, une École des Beaux-arts et une École des sciences.Dans le cadre de cet article, nous détaillons l’histoire générale de l’UI, une des plus importantes œuvres de la colonisation française. Cet article analyse aussi la biographie des membres les plus éminents de l’UI. On souligne le rôle de l’Ecole supérieure de pédagogie, comme un lieu d’échange culturel franco-vietnamien et son importance dans la formation des intellectuels vietnamiens dans le champ des sciences de l’éducation. Enfin nous voudrions en tirer quelques leçons pour améliorer la formation les enseignants au Vietnam actuellement.

Mots-clés: Université de l’Indochine, École supérieure de Pédagogie de l’Indochine, enseignement supérieur en Indochine.