PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng, giảng viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã gửi báo cáo khoa học cho Ban Tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

E-mail: viethungsphn@yahoo.com

Lĩnh vực nghiên cứu:

- Sưu tầm, nghiên cứu Văn học dân gian ở địa phương (đồng bằng, miền núi phía Bắc) và văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam

- Nghiên cứu, tiếp nhận lí thuyết folklore thế giới và ứng dụng nghiên cứu thể loại, tác phẩm Văn học dân gian Việt Nam trong mối quan hệ với văn hóa, môi trường diễn xướng

- Nghiên cứu văn học dân gian trong nhà trường và phương pháp giảng dạy Văn học dân gian

=============================================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng sẽ thuyết trình báo cáo tham luận: "VAI TRÒ CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU FOLKLORE CỦA NGƯỜI PHÁP VỚI SỰ HÌNH THÀNH NGÀNH FOLKLORE HỌC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX"

Tóm tăt: Lịch sử sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam bắt đầu từ khoảng thế kỉ XV khi Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quáiđược ra đời. Nhưng thực sự ngành nghiên cứu văn học dân gian được tổ chức, có tính định hướng khoa học khi xuất hiện một số bộ giáo trình đại học (đầu những năm 60 thế kỉ XX) và việc thành lập Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (1967). Để góp phần hình thành nên ngành khoa học mới mẻ này, nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã dành nhiều công sức, trí tuệ và hết sức nỗ lực đem lại những thành tựu nghiên cứu. Trong lịch sử hình thành ngành folklore học Việt Nam không thể không kể đến sự đóng góp của những người Pháp, qua những công trình nhà sưu tầm, nghiên cứu của họ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.Đã có nhiều ý kiến đánh giá về những công trình đó cũng như những đóng góp, những hạn chế của người Pháp với ngành nghiên cứu, sưu tầm văn học truyền miệng ở Việt Nam. Nhìn chung, các ý kiến có chê, có khen, có phủ nhận, có trân trọng...  Bài viết này của chúng tôi tập trung vào việc đánh giá vai trò của những công trình sưu tầm nghiên cứu của người Pháp ở Việt Nam đối với sự hình thành ngành folklore học Việt Nam.

Từ khóa: sưu tầm, nghiên cứu, người Pháp, folkore, folklore học

Résumé: L'histoire des collections et de l’étude de la littérature populaire vietnamienne a commencé au 15ème siècle dès la naissance de « Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái ». Cependant, l'étude de la littérature populaire a été organisée, scientifiquement orientée avec l'apparence de plusieurs programmes universitaires (au début des années 60 du XXe siècle) et la création de l'Association de Folkloristes vietnamiens (en 1967). Afin de contribuer à la formation de cette nouvelle science, des générations de chercheurs et de scientifiques ont consacré beaucoup d'effort et de sagesse pour aboutir à nombreux résultats d’étude. Dans l'histoire de la formation du secteur du folklore vietnamien, il faut certainement mentionner la contribution des Français, à travers le travail des collectionneurs et des rechercheurs à la fin du XIXe et au début du XXe siècle. De nombreux commentaires ont été retenus sur ces travails ainsi que sur les contributions et les limites de la recherche des Français sur l’orature du Vietnam. En général, on blame, loue, nie et respecte… leur contribution à travers plusieurs commentaires. Cet article se concentre sur l'évaluation du rôle des travaux de collection et de recherche des Français au Vietnam dans la formation du secteur du folklore vietnamien.

Mots clés: collections, littérature populaire, folkorique, Francais