TS. Cao Việt Anh, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sẽ tham dự Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

TS. Cao Việt Anh

Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Bureau: Département d’études des Droits et des Religion, Institut d’études sino-nôm (Academie des Sciences socials du Vietnam – VASS)

Add.: 183 rue Đăng Tiên Đông, Đông Đa, Ha Nôi, Viêt Nam.

Email: hannom.vn@gmail.com

Thông tin lí lịch khoa học của TS Cao Việt Anh

CAOVietAnh_CV_2017 

======================

Trong Hội thảo khoa học quốc tế: "Giao lưu Văn hoá Việt – Pháp: Thành tựu và triển vọng" (Echanges culturels franco-vietnamiens : réalisations et perspectives) diễn ra vào ngày 16 - 17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TS. Cao Việt Anh  sẽ thuyết trình báo cáo tham luận: "Việt Nam học nhìn từ Pháp quốc: Góc nhìn sử học [Études sur le Vietnam vue à partir de France : À traver des recherches historiques]". 

Tóm tắt: Là quốc gia phương Tây đầu tiên áp đặt thiết chế hành chính của mình tại Việt Nam, nước Pháp cũng là quốc gia phương Tây đầu tiên thành lập cơ quan khảo cứu khoa học về Việt Nam. Trong lịch sử hơn 100 năm Việt Nam học của Pháp, khai thác tư liệu Hán Nôm Việt Nam là một hướng tiếp cận nghiên cứu sử học của người Pháp về văn hóa Việt Nam. Bài viết  là  góc nhìn về nghiên cứu sử học Việt Nam trong toàn cảnh nghiên cứu khoa học nhân văn và xã hội của Pháp về Việt Nam. Trên cơ sở đó, người đọc sẽ tự nhận thức triển vọng nghiên cứu Việt Nam ở Pháp và các quốc gia hải ngoại khác trong tương lai.

Từ khóa : Việt Nam học của Pháp, tư liệu Hán-Nôm, Việt Nam học

Résumé : Étant le premier pays occident qui imposa son institution administrative au Vietnam, la France constitua aussi le pays d’abord qui en ait créé la section des recherches sur l’Indochine. Ayant l’expérience de plus de cent ans sur la vietnamologie, des études sur les documents en caractères sino-nôm avaient comme des études anciennes souvent un rôle d’une des approches historiques qui étaient pratiqués par les français. Cet article est la présentation d’un point de vue sur la valeur des sources documentatives en caractères sino-nôm comme historiques par rapport au panorama de la situation des recherches de sciences sociales et humaines sur le Vietnam en France. La perspective des recherches d’outre-mer sur le Vietnam sera bien retirée selon les connaissances  de chaque lecteur.

Mots clés : documents en caractères sino-nôm, études sur le Vietnam, vietnamologie en France.