Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xin được thông báo về kế hoạch tổ chức xét tuyển nghiên cứu sinh (NCS) đào tạo trong nước khoá 36 (năm 2016), thời gian xét tuyển từ ngày 18 đến ngày 31 tháng 8 năm 2016 như sau:

I. CÁC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH:

A. TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH CHUNG CỦA TRƯỜNG:

       Tuyển sinh NCS năm 2016 của Trường cho tất cả các đối tượng tại 39 chuyên ngành như sau:

1.  Ngành Toán - Mỗi chuyên ngành tuyển từ 3 đến 4 NCS tại 05 chuyên ngành:

            1.1 Toán giải tích                                               -  62.46.01.02

            1.2 Phương trình vi phân và tích phân                  -  62.46.01.03

            1.3 Đại số và lý thuyết số                                   -  62.46.01.04

            1.4 Hình học và tôpô                                          -  62.46.01.05

            1.5 Lý luận và PPDH bộ môn Toán                      -  62.14.01.11

2. Ngành Vật lí - Mỗi chuyên ngành tuyển từ 3 đến 4 NCS tại 03 chuyên ngành:

           2.1 Vật lí lý thuyết và vật lí toán                            -  62.44.01.03

           2.2 Vật lí chất rắn                                               -  62.44.07.04

           2.3 Lý luận và PPDH bộ môn vật lí                        -  62.14.01.11

3. Ngành Hoá học - Mỗi chuyên ngành tuyển từ 3 đến 4 NCS  tại  05 chuyên ngành:

           3.1 Hóa vô cơ                                                      -  62.44.01.13

           3.2 Hóa hữu cơ                                                   -  62.44.01.14

           3.3 Hóa phân tích                                                 -  62.44.01.18

           3.4 Hóa lí thuyết và hóa lí                                      -  62.44.01.19

           3.5 Lý luận và PPDH bộ môn Hóa học                    -  62.14.01.11

4. Ngành Sinh học - Mỗi chuyên ngành tuyển từ 3 đến 4 NCS  tại 06 chuyên ngành:

           4.1 Động vật học                                                   -  62.42.01.03

           4.2 Sinh lí học thực vật                                          -  62.42.30.05

           4.3 Vi sinh vật học                                                 -  62.42.01.07

           4.4 Sinh thái học                                                   -  62.42.01.20

           4.5 Di truyền học                                                   -  62.42.01.21

           4.6 Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học                    -  62.14.01.11

5.  Ngành Địa lí - Mỗi chuyên ngành tuyển từ 3 đến 4 NCS tại 03 chuyên ngành:

            5.1 Địa lí học                                                        -  62.31.05.01

            5.2 Địa lí tự nhiên                                                 -  62.44.02.17

            5.3 Lý luận và PPDH bộ môn Địa lí                         -  62.14.01.11

6. Ngành Sư phạm - kỹ thuật tuyển từ 3 đến 4 NCS tại 01 chuyên ngành:

           6.1. Lý luận và PPDH bộ môn kỹ thuật công nghiệp   - 62.14.01.11

7. Ngành Ngữ văn - Mỗi chuyên ngành tuyển từ 3 đến 4 NCS  tại 06 chuyên ngành:

           7.1  Ngôn ngữ Việt Nam                                          -  62.22.01.02

           7.2  Lý luận văn học                                                -  62.22.01.20

           7.3 Văn học Việt Nam                                             -  62.22.01.21

           7.4  Văn học dân gian                                             -  62.22.01.25

           7.5  Hán Nôm                                                         -  62.22.01.04

           7.6  Lý luận và PPDH bộ môn văn và tiếng Việt          -  62.14.01.11

           - Tuyển từ 4 đến 6 NCS  tại chuyên ngành:

           7.7  Văn học Nước ngoài                                         -  62.22.02.45

8. Ngành Lịch sử - Mỗi chuyên ngành tuyển từ 4 đến 6 NCS tại 02 chuyên ngành sau:

           8.1 Lịch sử thế giới                                                 -  62.22.03.11

           8.2 Lịch sử Việt Nam                                               -  62.22.03.13

       - Tuyển từ 3 đến 4 NCS tại chuyên ngành:

           8.3 Lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử                        -  62.14.01.11

9. Ngành Tâm lý giáo dục - Mỗi chuyên ngành tuyển từ 3 đến 4NCS tại 02 chuyên ngành:

           9.1 Lý luận và lịch sử giáo dục                                   - 62.14.01.02

           9.2 Tâm lý học chuyên ngành                                     - 62.31.04.01

10. Ngành Quản lý giáo dục - Tuyển  từ 3 đến 4 NCS tại 01 chuyên ngành:

            10.1 Quản lý giáo dục                                               - 62.14.01.14

11. Ngành Giáo dục chính trị - Tuyển  từ 3 đến 4 NCS tại 01 chuyên ngành:

             11.1 Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục Chính trị - 62.14.01.11

12. Ngành Giáo dục Tiểu học - Tuyển  từ 3 đến 4 NCS tại 01 chuyên ngành:

             12.1 Lí luận và Phương pháp dạy học tiểu học           - 62.14.01.10

13. Ngành Giáo dục mầm non - tuyển từ 3 đến 4 NCS tại 01 chuyên ngành:

             13.1 Giáo dục mầm non                                           - 62.14.01.01

B. TUYỂN SINH NCS THEO ĐỀ ÁN 911

            Đề án 911 là Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ” cho các trường Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020.   

1. Thời gian và chỉ tiêu đào tạo

- Thời gian đào tạo: từ 3 đến 5 năm (trong đó có 3 đến 6 tháng thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài).

- Chỉ tiêu đào tạo: Chỉ tiêu tuyển sinh theo đề án 911 nằm trong chỉ tiêu của từng chuyên ngành có trong mục A trùng với các chuyên ngành đào tạo theo đề án 911.

2. Các chuyên ngành đào tạo theo Đề án 911

            Tuyển sinh đào tạo theo Đề án 911 tại 27 chuyên ngành như sau:

2.1.  Ngành Toán - gồm 04 chuyên ngành:

    1.1 Toán giải tích                                                             -  62.46.01.02

    1.2 Phương trình vi phân và tích phân                                -  62.46.01.03

    1.3 Đại số và lý thuyết số                                                  -  62.46.01.04

    1.4 Hình học và tôpô                                                         -  62.46.01.05

2.2. Ngành Vật lí - gồm 03 chuyên ngành:

    2.1 Vật lí lý thuyết và vật lí toán                                         -  62.44.01.03

    2.2 Vật lí chất rắn                                                             -  62.44.07.04

    2.3 Lý luận và PPDH bộ môn vật lí                                      -  62.14.01.11

2.3. Ngành Hoá học - gồm 04 chuyên ngành:

    3.1 Hóa vô cơ                                                                   -  62.44.01.13

    3.2 Hóa hữu cơ                                                                -  62.44.01.14

    3.3 Hóa lí thuyết và hóa lí                                                   -  62.44.01.19

    3.4 Lý luận và PPDH bộ môn Hóa học                                 -  62.14.01.11

2.4. Ngành Sinh học - gồm 05 chuyên ngành:

    4.1  Động vật học                                                               -  62.42.01.03

    4.2  Vi sinh vật học                                                             -  62.42.01.07

    4.3  Sinh thái học                                                               -  62.42.01.20

    4.4  Di truyền học                                                               -  62.42.01.21

    4.5  Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học                                -  62.14.01.11

2.5. Ngành Địa lí - gồm 03 chuyên ngành:

    5.1 Địa lí học                                                                      -  62.31.05.01

    5.2 Địa lí tự nhiên                                                               -  62.44.02.17

    5.3 Lý luận và PPDH bộ môn Địa lí                                       -  62.14.01.11

2.6. Ngành Ngữ văn - gồm 04 chuyên ngành:

    6.1  Văn học Nước ngoài                                                     -  62.22.02.45

    6.2  Lý luận văn học                                                             -  62.22.01.20

    6.3  Văn học Việt Nam                                                         -  62.22.01.21

    6.4  Lý luận và PPDH bộ môn văn và tiếng Việt                       - 62.14.01.11

2.7. Ngành Lịch sử - gồm 02 chuyên ngành sau:

    7.1 Lịch sử thế giới                                                             -  62.22.03.11

    7.2 Lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử                                    -  62.14.01.11

2.8. Ngành Tâm lý giáo dục - gồm 02 chuyên ngành:

    8.1 Lý luận và lịch sử giáo dục                                             - 62.14.01.02

    8.2 Tâm lý học chuyên ngành                                              - 62.31.04.01

            3. Đối tượng đào tạo của đề án 911

            a. Giảng viên (biên chế hoặc hợp đồng) của các đại học, học viện, trường đại học (gọi chung là trường đại học) và cao đẳng trong cả nước.

           b. Nghiên cứu viên (biên chế hoặc hợp đồng) của các Viện nghiên cứu khoa học, những người có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi đang làm việc ngoài nhà trường, có nguyện vọng và cam kết làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng sau khi được đào tạo.

           c. Người mới tốt nghiệp đại học loại giỏi hoặc thạc sĩ loại khá trở lên (trong vòng 12 tháng tính đến ngày dự tuyển), có nguyện vọng và cam kết trở thành giảng viên trường đại học, cao đẳng sau khi được đào tạo.

            4. Điều kiện và tiêu chuẩn đối với người dự tuyển theo đề án 911

            Người dự tuyển các chuyên ngành đào tạo theo dự án 911 phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

            a. Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe để học tập, nghiên cứu, cam kết phục vụ tại trường đã cử đi học (hoặc trường đã có văn bản đồng ý tiếp nhận sau khi tốt nghiệp đối với người chưa là giảng viên)

            b. Không quá 45 tuổi (tính đến thời điểm đăng kí dự tuyển)

            c. Đối với đối tượng là nghiên cứu viên phải được cơ quan công tác đồng ý và có công văn cử đi đào tạo về làm giảng viên trường đại học, cao đẳng; người chưa có cơ quan công tác, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ phải được một trường đại học, cao đẳng đồng ý tiếp nhận làm giảng viên sau khi được đào tạo.

II.  ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN:

     1. Điều kiện về văn bằng:

            1.1.  Đối với đối tượng tuyển sinh không theo đề án 911

Người dự tuyển cần thoả mãn một trong các điều kiện về văn bằng sau:

            a. Có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành hoặc gần phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Điểm trung bình học tập toàn khóa ở trình độ thạc sĩ phải được xếp từ hạng khá trở lên. Trường hợp điểm trung bình không được xếp từ hạng khá trở lên phải có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.

           b. Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp ĐH đúng ngành hoặc ngành phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển. Điểm trung bình học tập toàn khóa ở trình độ thạc sĩ phải được xếp từ hạng khá trở lên và thí sinh phải có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.

            c. Có bằng tốt nghiệp ĐH hệ chính quy, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển. Điểm trung bình học tập toàn khóa ở trình độ ĐH phải được xếp hạng khá trở lên và có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.

             1.2.  Đối với đối tượng tuyển sinh theo đề án 911

Người dự tuyển theo đề án 911 cần thoả mãn một trong các điều kiện về văn bằng sau:

      a. Có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành hoặc gần phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển và bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên.

      b. Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại giỏi trở lên hoặc sinh viên tốt nghiệp chương trình tiên tiến, kĩ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên. Đối với trường hợp này thí sinh phải có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.

Chú ý:

- Văn bằng tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cần phải có văn bản công nhận về trình độ đào tạo và đủ điều kiện được tiếp tục học Sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong nước của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) gửi kèm theo khi nộp hồ sơ xét tuyển.

- Nội dung các bài báo phải phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự tuyển.

       2. Đề cương nghiên cứu

        Đề cương dự định nghiên cứu cần phản ánh trí tuệ, những điểm mạnh và tích cực của người viết, trình bày bằng văn phong trong sáng, rõ ràng, qua đó cung cấp một hình ảnh rõ nét về thí sinh, với những thông tin mới mẻ (không lặp lại những thông tin có thể thấy trong hồ sơ như kết quả học tập, nghiên cứu...). Đề cương dài tối thiểu 5 trang khổ A4, đóng bìa mềm, trên bìa ghi rõ Họ tên, tên đề tài, chuyên ngành, mã số và cán bộ hướng dẫn (nếu có). Đề cương nghiên cứu gồm những nội dung chính sau đây:

        a. Trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được;

        b. Lý do lựa chọn trường ĐHSPHN làm cơ sở đào tạo;

        c. Kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo;

        d. Những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu;

        e. Dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp;

         f. Đề xuất người hướng dẫn.

        3. Hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học (giáo sư, phó giáo sư) hoặc tiến sĩ cùng chuyên ngành, hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng cơ quan công tác của thí sinh. Những người giới thiệu này cần có ít nhất 06 tháng cùng công tác hoặc hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:

         a. Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;

         b. Năng lực hoạt động chuyên môn;

         c. Phương pháp làm việc;

         d. Khả năng nghiên cứu;

         đ. Khả năng làm việc theo nhóm;

         e. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;

         g. Triển vọng phát triển về chuyên môn;

         h. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

         4. Điều kiện về ngoại ngữ (kể cả đối tượng tuyển sinh theo đề án 911)

                 4.1. Người dự tuyển phải đáp ứng một trong các yêu cầu về ngoại ngữ như sau:

                a. Phải có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc 3/6 trở lên theo khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ một trong các tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ xét tuyển). Các chứng chỉ ngoại ngữ này được cấp bởi những tổ chức, trung tâm đào tạo ngoại ngữ trong và ngoài nước có uy tín như: British Council; IDP Australia và University of Cambridge; Các trung tâm IIG, IIE hoặc các trung tâm do ETS (Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ) ủy quyền; Trường Đại Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và trường đại học ngoại ngữ thuộc các đại học quốc gia, đại học vùng như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh; và một số Trường Đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo khung Châu Âu về ngoại ngữ.

                 b. Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài. 

                 c. Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ (không cùng ngành với ngành đăng kí dự tuyển).

                4.2. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ trước khi bảo vệ luận án TS quy định tại Điều 28 Quy định đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

BẢNG THAM CHIẾU QUY ĐỔI MỘT SỐ CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ

 TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ B1, B2 KHUNG CHÂU ÂU 

(để xét trình độ ngoại ngữ khi dự tuyển và khi tốt nghiệp)

              (Theo Thông tư số: 05/2012/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 2  năm 2012 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tiếng Anh

Cấp độ (CEFR)

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam

BEC

BULATS

B1

4.5

450   PBT 133   CBT   45   iBT

450

Preliminary PET

Business Preliminary

40

B2

5.5

500   BPT 173   CBT   61   iBT

600

First FCE

Business Vantage

60

 

(Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được)

Một số tiếng khác

Cấp độ (CEFR)

tiếng Nga

tiếng Pháp

tiếng Đức

tiếng Trung

tiếng  Nhật

B1

TRKI 1 

DELF B1

 TCF niveau 3

B1

ZD

HSK        cấp độ 3      

JLPT  N4

B2

TRKI 2 

DELF B2

 TCF niveau 4

B2

TestDaF level 4

HSK        cấp độ 4    

JLPT     N3

 

Ghi chú: Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác, Trường sẽ gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến về việc quy đổi tương đương.

            5. Điều kiện thâm niên công tác (kể cả đối tượng tuyển sinh theo đề án 911)

               Người dự tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất 2 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực đăng ký dự tuyển (kể từ khi tốt nghiệp đại học, tính từ ngày hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký xét tuyển) trừ trường hợp đối với những thí sinh mới tốt nghiệp đại học có bằng xếp loại giỏi.

III.  THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

Với hình thức và thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ

  • Chính quy tập trung 3 năm (36 tháng)
  • Chính quy không tập trung 4 năm (48 tháng)

Với hình thức và thời gian đào tạo đối với người chưa có bằng thạc sĩ

  • Chính quy tập trung 4 năm (48 tháng)
  • Chính quy không tập trung 5 năm (60 tháng)

IV.   HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN GỒM

1. Phiếu đăng kí dự tuyển (theo mẫu) ghi đầy đủ các mục có trong phiếu (BẰNG  MỰC XANH).

2. Bản sao có công chứng: bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học; bằng thạc sĩ và bảng điểm cao học.

3. Sơ yếu lý lịch có dán ảnh (4x6) và được xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú.

4. Công văn giới thiệu đi dự tuyển NCS của thủ trưởng cơ quan quản lý đối với những người đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước và ngoài nhà nước.

5. Bản cam kết phục vụ tại trường đã cử đi dự tuyển hoặc trường đã có văn bản đồng ý tiếp nhận sau khi tốt nghiệp đối với người chưa là giảng viên (nếu dự tuyển theo đề án 911).

6. Công văn của cơ quan công tác đồng ý cử đi dự tuyển đào tạo tiến sĩ về làm giảng viên trường đại học, cao đẳng đối với đối tượng là nghiên cứu viên (nếu dự tuyển theo đề án 911).

7. Công văn đồng ý tiếp nhận của một trường đại học, cao đẳng đồng ý tiếp nhận làm giảng viên sau khi được đào tạo đối với người chưa có cơ quan công tác, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ (nếu dự tuyển theo đề án 911).

8. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để học tập của một bệnh viện đa khoa.

9. Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động dài hạn chờ tuyển dụng để chứng nhận thời gian thâm niên công tác.

10. Hai thư giới thiệu (3 bản)

11. Một bộ danh mục cùng bản sao chụp các bài báo khoa học đã công bố gồm trang bìa tạp chí, trang mục lục và các trang toàn bài; đề tài khoa học các cấp đã được nghiệm thu, nếu có và thí sinh chuẩn bị thêm 05 bộ nộp cho Tiểu ban xét tuyển khi bảo vệ đề cương nghiên cứu.

12. Một bản đề cương nghiên cứu và thí sinh chuẩn bị thêm 05 bản nộp cho Tiểu ban xét tuyển khi bảo vệ đề cương nghiên cứu.

13. Bản sao có công chứng về văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ.

14. Ba phong bì có dán tem, ghi rõ người gửi: Phòng SĐH Trường ĐHSP Hà Nộiđịa chỉ cần gửi đến cho thí sinh (bao gồm cả số điện thoại di động của thí sinh).

Tất cả các giấy tờ trên được cho vào túi hồ sơ cỡ 32x26, bên ngoài ghi rõ họ tên thí sinh, nơi công tác, chuyên ngành dự tuyển, số điện thoại liên hệ và nộp trực tiếp về Phòng Sau đại học (phòng 406) - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong thời gian từ 21/6/2016 đến 28/7/2016. (Chú ý: Không nhận hồ sơ qua đường bưu điện). Khi nộp hồ sơ, thí sinh phải xuất trình các loại giấy tờ bản chính để Trường kiểm tra đối chiếu với bản sao. Sau khi hồ sơ được chấp nhận, Trường sẽ gửi giấy báo xét tuyển cho thí sinh.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ các mục theo quy định. Hồ sơ đã nộp Trường không trả lại.

V. KINH PHÍ ĐÀO TẠO VÀ HỌC PHÍ

1. Các cán bộ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước được cấp kinh phí đào tạo; các đối tượng khác phải nộp kinh phí đào tạo theo qui định của nhà nước.

2. Tất cả các nghiên cứu sinh đều phải nộp học phí hàng năm theo qui định hiện hành của Chính phủ.

3. Các nghiên cứu sinh theo đề án 911 sẽ theo quy định về kinh phí đào tạo của đề án.

VI.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

1. Các cơ quan có cán bộ cử đi dự tuyển nghiên cứu sinh cần tạo các điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, hỗ trợ kinh phí,... để thí sinh đạt được kết quả cao nhất.

2. Các thí sinh tự sắp xếp nơi ở trong thời gian xét tuyển.

3. Thời hạn nhận hồ sơ: Từ ngày 21/6/2016 đến 28/7/2016 vào các ngày thứ 3 và thứ 5 trong tuần.

4. Lệ phí xét duyệt hồ sơ: 100.000 đồng/1 bộ hồ sơ.

Địa chỉ liên hệ: Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 136 đường Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Điện thoại:   043.7547198, số máy lẻ: 406, 425 và 221.

Chú ý: Có thể tải Phiếu đăng kí và Thông báo tuyển sinh trên Website: http://www.hnue.edu.vn

Chi tiết thông báo và phiếu đăng ký dự tuyển Nghiên cứu sinh năm 2016 có thể tải và xem tại các link dưới đây:

* Thong bao Tuyen sinh NCS nam 2016.pdf

* Phieu dang ky du tuyen NCS nam 2016.doc