Trong ký ức về nhà trường và về nghề nghiệp của các thế hệ gắn bó với sự nghiệp giáo dục như chúng tôi, hình ảnh "thầy Tảo" thật là sâu sắc và ở vị trí trân trọng đặc biệt.

 

 

 

 

Chân đi còn dẻo, mắt còn tinh,

Còn ghi lời Mác rành trong dạ

 

 

 

Hạnh phúc tìm trong cõi đấu tranh"

Thầy tích cực tham gia dạy bổ túc văn hoá cho bà con làng xóm ở làng Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội và khi đi sơ tán ở Thạch Thất, Sơn Tây thì lại dạy cho nông dân nơi sơ tán.

Tháng 9 năm 1966 thầy bị xuất huyết não và qua đời khi mới được nghỉ hưu hơn một năm. Đám tang đã được tổ chức rất trọng thể ở Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô với đông đảo đồng nghiệp và học sinh cũ của thầy. Khi đến viếng, đồng chí Đặng Xuân Khu (Trường-Chinh), một học sinh cũ, đã ân cần căn dặn con cháu thầy Tảo cần tiếp tục làm rạng rỡ thêm hình ảnh nhà giáo yêu nước tận tuỵ của Thầy bằng công việc của bản thân. Năm người con của Thầy làm giáo viên, một con và một cháu nội đã tiếp tục sự nghiệp tâm lý - giáo dục học.

Đối với chúng tôi, những thế hệ học sinh, giáo sinh may mắn được học thầy Tảo và nối gót sự nghiệp giáo dục, hình ảnh thầy Tảo mãi mãi có tác dụng cổ vũ giục giã chúng tôi soi mình vào tấm gương suốt đời tâm huyết phục vụ nghề dạy học, nghề "trồng người", vun trồng nhân tài cho Tổ quốc. Chúng tôi luôn tự hào và trân trọng nhắc tới thầy - một nhà giáo mẫu mực, một người đã có công khai sơn phá thạch cho bộ môn Tâm lý - Giáo dục học Việt Nam.

(theo TLGD, 14/10/2005)

 

 

"Sao đã ngồi yên hưởng thái bình

 

Thầy Nguyễn Hữu Tảo, thầy Trần Văn Khang và thầy Trần Văn Giáp là ba thầy giáo được các giáo sinh Khu học xá Trung ương chúng tôi tôn xưng là "Ba’ - Ba Tảo, Ba Khang, Ba Giáp - cách gọi thân thiết này đã nói lên mối quan hệ thầy trò vừa kính trọng vừa thân yêu, mà không phải là nhà giáo cao tuổi nào cũng đều được hưởng vinh dự đó.

Thầy Tảo rất mực nghiêm nghị nhưng lại không cách bức với mọi người. Từ y phục cho tới nói năng, bao giờ cũng tỏ ra đúng mực và sự tôn trọng người đối thoại. Tính trung thực, thẳng thắn nhân hậu, hết lòng vì học sinh, vì sự nghiệp giáo dục nhưng rất ít nói về bản thân, ít đòi hỏi cho mình. Vốn là giáo viên khoa học tự nhiên, song do uy tín sư phạm mẫu mực và do hoạt động xã hội tích cực, cho nên, ngay sau khi Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, thầy Tảo đã được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lần lượt giao cho nhiều trọng trách trong ngành giáo dục: Giám đốc Nha tiểu học vụ, rồi Giám đốc giáo dục khu I Việt Bắc khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Tổng thư ký Hội đồng tu thư trung ương....

Năm 1951, khi thành lập Khu Học xá Trung ương, thầy Tảo đã cùng một số nhà giáo lâu năm như Lê Thị Nhu, Nguyễn Lân... xây dựng bộ môn Tâm lý - Giáo dục học đầu tiên của nước ta, một môn học hoàn toàn mới đối với các trường sư phạm hồi đó. Thầy đã dành trọn vẹn những năm sung sức cuối đời ở tuổi 50 và 60 cho sự nghiệp mới mẻ và khó khăn này cùng với các nhà giáo lâu năm nói trên và với một số giáo viên trẻ có tâm huyết với bộ môn Tâm lý - Giáo dục học như Nguyễn Đức Minh, Hà Thế Ngữ, v.v... thầy Tảo hăng hái bắt tay vào việc khai sơn, phá thạch để đặt nền móng cho bộ môn này ở Khu học xá và sau đó cho nhiều trường sư phạm của nước ta. Tìm đọc các sách báo tâm lý học và giáo dục học của ngoài, chủ yếu của Liên Xô (dịch sang tiếng Trung Quốc), làm việc với các chuyên gia giáo dục Xô viết như P.M. Xamaucôp, Praxetxki, dịch và biên soạn các giáo trình tâm lý học - giáo dục học.... dần dần bộ môn Tâm lý - Giáo dục Việt Nam đã hình thành, lúc đầu là Tổ bộ môn Tâm lý - Giáo dục học, sau đó trở thành Khoa (1965). Và với sự tiếp nối của nhiều thế hệ giáo sinh sau này, vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập khoa (3/1965 - 3/1995), Khoa Tâm lý - Giáo dục học trường ĐH Sư phạm Hà Nội I đã được Nhà nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởng Huân chương lao động hạng III.

Nhiều thế hệ học sinh - trước và sau cách mạng tháng 8/1945 - đều nhớ tới Thầy Tảo, với hình ảnh của một nhà giáo mẫu mực. Một cử chỉ đẹp đã được nhiều người biết tới là, trong một lần thời thăm trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đồng chí Trường-Chinh, một học trò cũ của thầy Tảo, sau khi nhận bó hoa do Hiệu trưởng Phạm Huy Thông thay mặt trường tặng mình, đã đi xuống hội trường tặng lại cho thầy Tảo - "Người thầy giáo yêu kính của tôi thời kỳ tôi học trường Thành chung Nam Định".

Thầy ra đời năm 1900 trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Trung Tự ngoại thành Hà Nội. Có lẽ truyền thống hiếu học của dòng họ đã giúp nhiều cho sự phấn đầu vượt khó lâu dài để trở thành một nhà giáo mẫu mực cả về giảng dạy và đào tạo. Cụ tổ xa xưa hồi cuối thế kỳ XVII là Nguyễn Hi Quang đã từng là thị giảng trong cùng đình. Sách lịch triều tập kỷ đã ghi như sau: Lấy tư cách là bậc sư thần (thầy học và bầy tôi), Quang giữ gìn cẩn thận, có công lao trong việc phụ chính. Khi mất được phong tước quận công, lại phong Phúc thần (Đại vương). Cụ nội là Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý, hiệu Chí Đình, đốc học Hưng Yên, một thầy giáo nổi tiếng ở Hà Nội giữa thế kỷ XIX. Cha đẻ là Nguyễn Hữu Cầu, cử nhân Hán học, không ra làm việc cho thực dân mà tham gia Đông Kinh nghĩa thục năm 1907. Cụ đã kịch liệt phê phán các thói tục lỗi thời với một bài nổi tiếng là Y tục luận (bàn về các thói tục cũ). Chuyện hoạt động yêu nước của cụ được ghi trong sách Danh nhân Hà Nội (Hội văn nghệ Hà Nội xuất bản, 1975). Ngay từ khi con mới 5 tuổi, cụ đã rất coi trọng dạy con học và đã dạy hết chương trình nho học trừ môn thơ phú. Năm 14 tuổi cho con vào trường tiểu học Hàng Kèn. Không may cuối năm đó, cụ bị thực dân bắt lưu đầy Côn Đảo do tiếp tục hoạt động yêu nước bị lộ. Thầy Tảo được cha mẹ và chị hết lòng giúp đỡ càng phải nỗ lực học tập. Năm 17 tuổi đỗ vào trường Bưởi, 21 tuổi thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm.

Sau khi tốt nghiệp, năm 1922 thầy được bổ nhiệm về dạy ở trường Thành Chung Nam Định, trong tai luôn văng vẳng câu thơ do cha viết từ Côn Đảo về căn dặn:

"Học vấn danh cao thật mạc tâm" (cái danh học vấn là cao nhưng phải là cái học có thực lực, và được dùng vào thực tiễn thì mới không thẹn).

Từ đó thầy đã toàn tâm toàn ý gắn bó với cuộc đời mình với sự nghiệp giáo dục cho tới khi qua đời năm 66 tuổi. Ngay từ những năm đầu ở trường Nam Định rồi 2 năm sau chuyển về trường Bon-nan Hải Phòng (nay là trường PTTH Ngô Quyền) thầy đã để lại trong học sinh nhiều kỷ niệm đẹp. Hồi ký của Thế Lữ do Xuân Diệu ghi vào năm 1974 có một đoạn kể lại về thời kỳ ở trường Hải Phòng như sau:

"Từ năm 1924 - 1925 tinh thần ái quốc nhóm lên trong học sinh qua báo Việt Nam hồn từ bên Pháp gửi về, cộng thêm ảnh hưởng tốt của các thầy giáo: Trịnh Đình Rư, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Hữu Tảo. Thầy Nguyễn Hữu Tảo dạy khoa học, khuyên học sinh thành nhà khoa học giỏi để sau này giúp nước, cuối năm học trò đến thăm thầy, thầy nói tâm sự, thầy trò tâm đắc với nhau".

Nhiều người học thầy thời kỳ sau đó, kể: Ngoài việc tận tình giảng dạy, những ngày nghỉ lễ, thầy thường tổ chức các cuộc đi thăm các di tích lịch sử, khơi gợi lòng yêu nước. Khi có phong trào Hướng đạo sinh với khuynh hướng tiến bộ do nhà giáo yêu nước Hoàng Đạo Thuý tổ chức (cụ Thuý sau Cách mạng Tháng 8 giữ nhiều chức vụ quan trọng và được coi là một trong các nhà văn hoá có nhiều đóng góp lớn), thầy Tảo tổ chức nhiều đoàn cho học sinh trong trường và thanh niên hăng hái khác ở Hải Phòng tham gia. Thầy làm Uỷ viên trưởng Hướng Đạo Cửa Cấm. Thầy còn cùng một số người nhiệt huyết như Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Công Mỹ... (sau này cùng giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng) thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ, một hình thức tổ chức hoạt động do Đảng đề xướng ở Hải Phòng, vận động nhiều học sinh và thanh niên tham gia. Phòng, vận động nhiều học sinh và thanh niên tham gia. Nhằm góp phần hơn nữa vào sự nghiệp giáo dục, Thầy viết và dịch sách, có một số đã được ấn hanh như: Đạo làm người, Đời đoàn thể, Lòng vàng (dịch từ cuốn "Cuore" nổi tiếng của nhà văn Ý Edmond de Amici) do nhóm "Tam Hữu" gồm một số trí thức tiến bộ ở Hải Phòng - Kiến An xuất bản.

Sau Cách mạng Tháng 8-1945, khi làm nhiệm vụ quản lý giáo dục như nói trên, thầy Tảo đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học cũ chuyển mình theo đường lối, quan điểm của nền giáo dục dân chủ mới. Từ cuối năm 1951, trong cương vị phụ trách Tổ bộ môn Tâm lý - Giáo dục học ở trường Sư phạm trung và cao cấp rồi trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Thầy đã cùng các đồng nghiệp dịch cuốn Giáo dục học của Cai-rốp, Viện sĩ Liên Xô cũ, sau này còn dịch cuốn Đạo đức học của Siskin cùng nhiều tài liệu khác và biên soạn giáo trình môn học, tổ chức nhiều khoá đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tâm lý - giáo dục học, đặt nền tảng cho việc ra đời của Khoa Tâm lý - Giáo dục học sau này và đóng góp một phần vào việc hình thành và phát triển đội ngũ những người giảng dạy và nghiên cứu về khoa học giáo dục của nước ta.

Năm 1953 thầy được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn Khu học xá TW, khi kháng chiến thắng lợi, Thầy được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhì.

Tháng 12 năm 1964, thầy Tảo được nghỉ hưu vào tuổi 65. Trong buổi họp mặt đồng nghiệp để chia tay thầy đã tặng bạn bè một bài thơ đầy cảm động: