VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

A - TỔNG QUAN:

I. Viện Nghiên cứu Sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập, là cơ quan nghiên cứu quốc gia về Khoa học giáo dục, trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

II. Tên viện

Tên viện: Viện Nghiên cứu Sư phạm

Tên giao dịch quốc tế: The Institute For Educational Research

Tên viết tắt bằng tiếng Anh: IoER

Trụ sở của Viện đặt tại tầng 7, nhà V, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 136 - Xuân Thuỷ, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Website:           http://vncsp.hnue.edu.vn

Email:               vncsp2005@gmail.com

Điện thoại/Fax: 04 6267 0159; 04 6267 0160

III. Chức năng của Viện Nghiên cứu Sư phạm

a) Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai các kết quả nghiên cứu về khoa học giáo dục; tổng kết kinh nghiệm và xây dựng các mô hình giáo dục;

b) Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, đào tạo sau đại học, tham gia đào tạo đại học;

c) Tư vấn các vấn đề về khoa học giáo dục cho Trường Đại học Sư phạm, cho Bộ Giáo dục & Đào tạo và các địa phương;

d) Thông tin khoa học giáo dục, tham gia tổ chức biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, sách bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu của ngành giáo dục;

e) Hợp tác trong nước, quốc tế về nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo.

IV. Nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu giáo dục

1. Nghiên cứu cơ bản, thực hiện các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục, tổng kết kinh nghiệm và mô hình giáo dục, tổ chức thử nghiệm và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo;

2. Tham gia tổ chức đào tạo sau đại học, tham gia đào tạo đại học và bồi dưỡng giáo viên các bậc học, ngành học;

3. Thu thập, lưu trữ, xử lý và phổ biến thông tin khoa học giáo dục;

4. Tham gia tổ chức nghiên cứu biên soạn sách giáo khoa phổ thông, giáo trình cao đẳng và đại học, sách tham khảo, sách bồi dưỡng giáo viên, sách tư vấn tâm lý, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông…;

5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

6. Tư vấn cho Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm về việc thẩm định chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học giáo dục, chất lượng đào tạo giáo viên;

7. Thực hiên các dịch vụ khoa học, tư vấn chuyển giao công nghệ giáo dục;

8. Hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

V. Quyền hạn của Viện Nghiên cứu Sư phạm

1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng hàng năm (hoặc theo chu kỳ dài hạn);

2. Giao nhiệm vụ để nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cho các đơn vị nghiên cứu trực thuộc; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch;

3. Được trường Đại học Sư phạm giao nhiệm vụ kiêm nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đại học và sau đại học;

4. Ký kết và thực hiện các hợp đồng nghiên cứu, đào tạo và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

5. Hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài và các tổ chức quốc tế về khoa học giáo dục theo pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam;

VI. Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Sư phạm

 1. Cơ cấu tổ chức của Viện NCSP bao gồm:

Lãnh đạo Viện:

                   - Viện trưởng: PGS.TS. Trương Thị Bích

                   - Viện phó: ThS. Phạm Quang Huân

 2. Các trung tâm nghiên cứu gồm:

Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí học - Sinh lí lứa tuổi

  Giám đốc: TS. Lê Mỹ Dung

- Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục học

  Giám đốc: TS. Nguyễn Thị Kim Dung

- Trung tâm Nghiên cứu Giáo viên

  Giám đốc: TS. Phạm Thị Kim Anh

- Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Chương trình giáo dục

  Phụ trách: ThS. Phạm Quang Huân

3. Phòng chức năng: 

                  - Phòng Hành chính - Tổng hợp

                  Trưởng phòng: Nguyễn Thị Thúy Hà

4. Các Hội đồng tư vấn gồm:

- Hội đồng Khoa học và Đào tạo

- Hội đồng thi đua.

5. Các tổ chức chính trị gồm:

- Chi bộ Viện NCSP

- Công đoàn Viện NCSP

- Ban Thanh tra Nhân dân 

 

B - CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

I. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC – SINH LÝ HỌC LỨA TUỔI

·        Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học - Sinh lý lứa tuổi (Research Centre for Psychology and Age-group Physiology (RCPAP) thành lập năm 1961

·        Chức năng và nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu những vấn đề về tâm lí, sinh lí lứa tuổi và sư phạm (Nghiên cứu Tâm lí học dạy học, Tâm lí học giáo dục và nhân cách, NC Chẩn đoán tâm lí, Nghiên cứu Sinh lí lứa tuổi);

 2. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và các đối tượng khác thuộc lĩnh vực khoa học tâm lí - giáo dục;

3. Triển khai và chuyển giao ứng dụng các kết quả nghiên cứu về tâm, sinh lí lứa tuổi;

4. Thông tin, tư vấn về tâm lí - giáo dục;

5. Tổ chức các lớp bồi dưỡng về nội dung liên quan đến Tâm lí học;

6. Tham gia thẩm định, đánh giá các dự an và công trình nghiên cứu khoa học về Tâm lí học;

7. Hợp tác giảng dạy và nghiên với các trường Đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.

·         Thành tựu nghiên cứu, thông tin KHGD và đào tạo bồi dưỡng

- Chủ trì và tham gia 14 dự án nghiên cứu khoa học; 10 đề khoa học cấp Nhà nước; 31 đề tài khoa học cấp Bộ; 29 đề tài khoa học cấp cơ sở

- Chủ biên và đồng tác giả của 40 giáo trình; 35 chuyên khảo; Tác giả của 360 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành; Chủ trì nhiều hội thảo khoa học.

- Tham gia hướng dẫn 30 nghiên cứu sinh, 125 Thạc sĩ.

II. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC HỌC

·        Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục học (Centre For Pedagogy Research (CPR) thành lập năm 1961

·        Chức năng và nhiệm vụ

1. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng những vấn đề về lý luận dạy học, lý luận giáo dục, quản lý giáo dục, giáo dục học so sánh, lịch sử giáo dục.

2. Tổng kết kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến.

3. Tổ chức các lớp bồi dưỡng về nội dung liên quan đến Giáo dục học.

4. Tư vấn về các vấn đề thuộc hoạt động dạy học, giáo dục và hướng nghiệp, chọn nghề cho học sinh và phụ huynh học sinh.

5. Tham gia thẩm định, đánh giá các dự án và công trình nghiên cứu khoa học về Giáo dục học.

6. Hợp tác giảng dạy và nghiên cứu với các Trường Đại học, các Sở Giáo dục & Đào tạo, các trường phổ thông ở các địa phương .

·        Thành tựu nghiên cứu, thông tin KHGD và đào tạo bồi dưỡng

- Chủ trì 5 đề tài cấp Nhà nước, 40 đề tài cấp Bộ, 25 đề tài cấp cơ sở; Tổng kết kinh nghiệm một số mô hình giáo dục tiên tiến: Mô hình giáo dục Bắc Lí (Hà Nam); Mô hình giáo dục Cẩm Bình (Hà Tĩnh); Mô hình Trường Thanh niên Lao động XHCN Hoà Bình

- Đã tổ chức trên 50 hội thảo Quốc tế và Quốc gia về khoa học giáo dục

- Viết và tham gia viết 40 cuốn sách chuyên khảo về khoa học giáo dục; Đăng 325 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành; Viết 8 giáo trình đào tạo Thạc sỹ;

- Tham gia đào tạo đại học, sau đại học ở nhiều trường đại học; Hướng dẫn 50 NCS, 75 Ths

Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Giáo dục với nhiều cơ quan trong nước và 61tỉnh thành, với các Vụ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Viện nghiên cứu khác; với UNESCO, UNICEF, Quỹ Nhi đồng Anh và các tổ chức giáo dục nước ngoài khác.

·     Một số vấn đề nghiên cứu trọng tâm hiện nay

-        Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông

-        Đổi mới quản lý chất lượng giáo dục theo mô hình ISO 9000 và TQM

-        Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, hướng nghiệp trong GDPT

-        Đổi mới phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm ở Tiểu học

-        Rèn kỹ năng sư phạm cho sinh viên các trường sư phạm

-        Các mô hình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở một số nước.

-        Lịch sử các tư tưởng canh tân - đổi mới giáo dục

·     Các dịch vụ tư vấn

-        Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

-        Phương pháp - kỹ năng quản lý chất lượng giáo dục trong trường phổ thông

-        Phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm có hiệu quả ở PT

-        Giáo dục đạo đức, giới tính

-        Giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật, hướng nghiệp, chọn nghề

-        Phương pháp luận NC Khoa học giáo dục

-        Phương pháp sử dụng phần mềm SPSS trong NC KHGD

-        Nghiên cứu đánh giá các dự án

-        Nghiên cứu khảo sát thực trạng ban đầu cho các dự án

-        Tư vấn các vấn đề Giáo dục và xã hội

III. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO VIÊN

·        Trung tâm Nghiên cứu Giáo viên (Research Centre For Teacher Education (RCTE)

Thành lập năm 1980 - Từ tháng 12/1984 TTNCGV trở thành thành viên của chương trình canh tân giáo dục Châu Á Thái Bình Dương phục vụ sự phát triển - APEID

·        Chức năng và nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu các vấn đề về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên

2. Triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu phát triển nghiệp vụ sư phạm vào các bậc học, ngành học và thông tin khoa học.

3. Tư vấn khoa học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường Đại học sư phạm về chính sách, chủ trương, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ở tất cả các bậc học, ngành học.

·        Thành tựu nghiên cứu, thông tin KHGD và đào tạo bồi dưỡng

1. Thời kì mang tên Ban nghiên cứu cải cách sư phạm (1980 - 1987). Đã hoàn thành: 2 bộ chương trình cho THSP (12+2) và CĐSP (12+3); 26 giáo trình, tài liệu với tổng số 3767 trang; 50 bài viết đăng trên tạp chí và 81 báo cáo ở các hội nghị, hội thảo khoa học và 13 văn bản, tờ trình.

2. Thời kì mang tên Trung tâm nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (1987 - 1994). Đã hoàn thành được 9 bộ chương trình cho các hệ sư phạm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, phục vụ cho sự nghiệp cải cách giáo dục; 53 giáo trình, tài liệu với 5630 trang;101 bài viết đã công bố trên tạp chí nghiên cứu; 110 báo cáo khoa học ở các hội nghị, hổi thảo ở cấp quốc gia, Bộ. Viện và trung tâm; 25 văn bản về các đề án, tờ trình, điều lệ, quy chế… cho các trường sư phạm.

3. Thời kì mang tên Trung tâm nghiên cứu giáo viên (1994 -2004). Đã xây dựng được 14 bộ chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; 176 giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho các hệ sư phạm; 422 bài viết công bố trên tạp chí chuyên ngành, hội thảo, hội nghị; 7 văn bản tờ trình, quy chế.

4. Thời kì mang tên Trung tâm nghiên cứu giáo viên trực thuộc trường Đại học sư phạm Hà Nội (2004 - 2008). Đảm nhận nghiên cứu những vấn đề về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cho các bậc học, cấp học.

·        Đào tạo bồi dưỡng:

- Đào tạo thạc sĩ, NCS về Giáo dục, Quản lý Giáo dục, Quản lý nghề.

- Bồi dưỡng giáo viên THPT về đổi mới nội dung phương pháp dạy học

- Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giáo dục gia đình

·        Tổ chức nghiên cứu hiện nay:

1. Nghiên cứu những vấn đề chung về khoa học giáo dục giáo viên và nghiên cứu triển khai trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên

2. Nghiên cứu những vấn đề về giáo viên bậc học Mầm non;

3. Nghiên cứu những vấn đề về giáo viên bậc học phổ thông (cấp Tiểu học; Trung học cơ sở và Trung học phổ thông)

IV. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

·        Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Chương trình giáo dục (Centre For Curriculum Development - CCD) thành lập từ năm 2007

·        Chức năng và nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kiểm định, đánh giá, quản lí chất lượng dạy học);

2. Nghiên cứu lí luận và tham gia tổ chức biên soạn sách giáo khoa và học liệu giáo dục các môn học, bậc học, ngành học;

3. Tham gia đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu về nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục của các bậc học, ngành học;

4. Thông tin, tư vấn các vấn đề về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.

·  Một số kết quả nghiên cứu và thông tin Khoa học Giáo dục

Các vấn đề đã nghiên cứu

-  Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông;

-  Kỹ năng học cơ bản và các biện pháp rèn luyện cho học sinh phổ thông;

-  Quan điểm người học là chủ thể tích cực của quá trình học tập và những yêu cầu sư phạm đặt ra đối với giáo viên.

Các đề tài đang nghiên cứu

1. Xây dựng và thử nghiệm một số bài tập tìm hiểu tự nhiên và xã hội theo chủ đề (dựa theo SGK) nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh tiểu học.

2. Kỹ năng học cơ bản và các biện pháp rèn luyện cho học sinh Trung học phổ thông.

3. Xây dựng hệ thống bài tập tình huống gắn với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông để dạy học ở trường Đại học Sư phạm.

4. Nghiên cứu khả năng dạy học tích hợp ở phổ thông và đại học.

5. Nghiên cứu dạy học phân hóa trong giáo dục phổ thông

Các dịch vụ tư vấn

1. Phương thức tổ chức dạy học trong các lớp học đa trình độ

2. Phương pháp dạy học sinh tìm tòi, sáng tạo

3. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu (định tính và định lượng) trong nghiên cứu giáo dục.

4. Dạy trẻ tự học

5. Giáo dục trẻ em trong gia đình.

IV. CÁC VẤN ĐỀ VIỆN NCSP TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2012:

         1. Nghiên cứu chiến lược phát triển đào tạo giáo viên ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020;

         2. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên ở Việt Nam;

         3. Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của các trường đại học sư phạm;

         4. Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo giáo viên trình độ đại học sư phạm ;

         5. Nghiên cứu các mô hình đào tạo giáo viên trên thế giới và hướng vận dụng ở Việt Nam;

         6. Nghiên cứu tăng cường năng lực quản lý chất lượng quá trình đào tạo trong các cơ sở đào tạo giáo viên ở Việt Nam;

         7. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo năng lực nghề nghiệp cho sinh viên các trường sư phạm Việt Nam;

         8. Nghiên cứu vấn đề giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục phổ thông và đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống ;

         9. Nghiên cứu vấn đề Dạy cách học cho học sinh sinh viên;

        10.Nghiên cứu vấn đề dạy tư duy sáng tạo cho học sinh sinh viên;

V. VỀ LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN NCSP

- Hiện nay, Viện NCSP đang có một lực lượng nghiên cứu mạnh, bao gồm các chuyên gia có trình độ và có nhiều kinh nghiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học – công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục. Trong đó có 65% có trình độ trên đại học:

            - 1 Giáo sư

            - 7 Phó Giáo sư

            - 12 Tiến sỹ;

            - 16 Thạc sỹ;

Cán bộ nghiên cứu của Viện đã chủ trì hàng trăm chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục. Viện có nhiều chuyên gia có kinh nghiệp hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nghiên cứu và các dự án quốc tế về giáo dục tại Việt Nam.

- Viện NCSP có màng lưới cộng tác viên đa dạng và rộng, bao gồm hàng trăm chuyên gia, trong đó có nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo các chuyên ngành khoa học giáo dục;

- Viện NCSP có quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều viện NC, nhiều trường đại học trong nước và quốc tế.

VI. MỘT SỐ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN NCSP THAM GIA HỢP TÁC

- GS TS Đinh Quang Báo

- PGS TS Phan Trọng Ngọ

- PGS TS Võ Thị Minh Chí

- PGS TS Đào Thị Oanh

- PGS TS Nguyễn Thanh Bình

- TS Hồ Lam Hồng

- TS Vũ Thị Sơn

- TS Nguyễn Thị Kim Dung