Trên thế giới, vấn đề nữ quyền đã được đặt ra từ lâu và ngày càng được các quốc gia, các tổ chức xã hội, các nhà khoa học… quan tâm. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nữ quyền và bình đẳng giới đã trở thành một vấn đề của toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam, từ sau năm 1945 trở lại đây, vấn đề bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu to lớn của Đảng và Nhà nước ta, được khẳng định trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trong hiến pháp qua các thời kỳ và đã được thể chế hóa trong nhiều văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý và cơ hội để trao quyền bình đẳng cho phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, với một quốc gia đa dân tộc và có sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo như Việt Nam, nữ quyền với các vấn đề xung quanh nó là vô cùng phong phú và phức tạp. Nhằm tạo ra một diễn đàn nối kết các nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực của Việt Nam và thế giới, tạo cơ hội để tổng kết các vấn đề về nữ quyền và bình đẳng giới, Khoa Việt Nam học - Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: “Nữ quyền - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

I. Mục đích của Hội thảo:

1. Tìm hiểu những giá trị mới về nữ quyền phù hợp với bối cảnh hiện nay, làm cho các dân tộc xích lại gần nhau khi chung tay giải quyết một vấn đề chung;

2. Khẳng định thành quả nghiên cứu và thực hiện nữ quyền ở Việt Nam; nâng cao vai trò người phụ nữ trong xã hội Việt Nam đương đại; gắn kết văn hóa Việt Nam và văn hóa thế giới;

3. Đề xuất những hướng phát triển nữ quyền trong tương lai.

II. Nội dung của Hội thảo:

  1. Tư tưởng nữ quyền: Những vấn đề lịch sử và lý thuyết;
  2. Văn hóa nữ quyền ở các quốc gia, dân tộc;
  3. Nữ quyền và vấn đề bình đẳng giới;
  4. Nữ quyền trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;
  5. Vận dụng tư tưởng nữ quyền vào thực tiễn đời sống Việt Nam hiện nay;

III. Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thảo:

1. Thời gian: Dự kiến 1 ngày (Tháng 10/2015).

            2. Địa điểm: Trường ĐHSP Hà Nội (136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).

IV. Thể lệ, thời gian và địa điểm gửi bài:

            1. Mỗi báo cáo toàn văn không quá 10 trang, viết bằng tiếng Việt và có tóm tắt tiếng Anh (khoảng 300 từ), được chế bản trên khổ A4; font: Times New Roman; cỡ chữ: 13.

            2. Phần đầu trang báo cáo: Tiêu đề của báo cáo in đậm, size 15; dưới tiêu đề phía phải ghi rõ họ tên tác giả, chức vụ, học hàm, học vị, địa chỉ cơ quan, điện thoại và email.

            3. Thời hạn đăng ký tham gia và gửi tóm tắt báo cáo: trước ngày 15 tháng 05 năm 2015.

            4. Thời hạn gửi báo cáo toàn văn: đến hết ngày 30 tháng 07 năm 2015.

Báo cáo tóm tắt và toàn văn (kèm bản tóm tắt tiếng Anh) xin gửi bằng file MS Word qua thư điện tử: hoithaonuquyen.vnh@gmail.com. Kỉ yếu sẽ được xuất bản trước Hội thảo (có giấy phép xuất bản).

 Chi tiết xin liên hệ với:

- TS. Nguyễn Văn Thắng, ĐT: 0966890068, thư điện tử: vanthangvnh@gmail.com;

- TS. Nguyễn Thị Thu Hoài, ĐT: 0912598119, thư điện tử: thuhoaisphn@gmail.com.

            Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trân trọng kính mời quý vị viết bài tham gia Hội thảo.

Nơi nhận: - Như kính gửi;

Lưu VT.

         HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

 

GS.TS Nguyễn Văn Minh