Sự ra đời của phong trào “Ba Sẵn sàng”
Đầu những năm 1960 đế quốc Mỹ đã thất bại nặng nề trong chiến tranh đặc biệt chúng ồ ạt đưa quân vào Miền nam và chúng quyết chặn đứng viện trợ của Miền bắc cho Miền nam. Ngày 5/8/1964 đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến tranh phá hoại ra Miền bắc bằng không quân, chúng ngạo mạn thách thức chúng ta: quyết đưa Miền bắc trở lại thời kì đồ đá.
Trước tình hình khẩn trương của cách mạng cả nước bước vào chiến tranh, trong các nhà máy, trên đồng ruộng, trường học đâu đâu cũng thấy các đoàn viên, thanh niên nêu nguyện vọng thiết tha sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng ra tiền tuyến đánh giặc. Đó là nguyện vọng thiết tha của tuổi trẻ cả nước trong đó có Hà Nội.
|
Hàng triệu thanh niên tham gia phong trào “Ba sẵn sàng”. Ảnh: Tư liệu |
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước ngày càng diễn ra ác liệt, tinh thần dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc đã khiến gần 100 chi đoàn sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dấy lên tinh thần xung phong, sẵn sàng nhận bất kì nhiệm vụ nào mà Đảng, Đoàn và Nhà trường giao phó. Từ khí thế sôi nổi của các cơ sở Đoàn, Ban Chấp hành Đoàn trường đã phát động phong trào “Tam bất kì” với 3 nội dung cơ bản, trong đó nhấn mạnh đến việc sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ công tác của sinh viên sau khi tốt nghiệp:
Bất kì đi đến nơi nào mà Tổ quốc cần đến.
Bất kì làm nhiệm vụ gì mà Đảng và nhân dân yêu cầu.
Bất kì chế độ hưởng thụ nào cũng chấp nhận.
Phong trào “Tam bất kì” sau đó đổi gọi là “Ba bất kì” và được triển khai sâu rộng ở các cơ sở Đoàn các khoa, thu hút sự hưởng ứng của đông đảo sinh viên, được Đảng ủy, Ban Giám đốc Nhà trường ủng hộ, hoan nghênh. Một khí thế mới được dấy lên: khí thế xung phong nhận mọi nhiệm vụ công tác, sẵn sàng đi đến mọi vùng miền của Tổ quốc.
Cuối tháng 4/1964, trong một cuộc họp của Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, theo đề nghị của một nữ sinh viên Khoa Toán, phong trào “Ba bất kì” được đổi thành “Ba sẵn sàng”.
|
Những năm 1964-1965, lớp trẻ thủ đô sẵn sàng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” - Ảnh tư liệu chụp lại từ Bảo tàng LSQS VN - nguồn TTO |
Phong trào “Ba Sẵn sàng” chính thức được phát động
Đáp lại lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm
“Thành đoàn Hà Nội và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã thể hiện nhãn quan và tư duy chính trị tầm chiến lược, sự tinh nhạy; đồng thời với sự thể hiện nghệ thuật tổ chức vận động thanh niên sắc sảo, đã đưa phong trào “Ba sẵn sàng” lên tầm cao thời đại, đã tạo ra động lực tinh thần to lớn và từ đó biến thành sức mạnh vật chất để làm nên chiến thắng”.
Anh hùng lực lượng vũ trang - Thiếu tướng Lê Mã Lương
|
lược”, Đoàn thanh niên Trường ĐHSP Hà Nội đã làm Lễ phát động phong trào Ba sẵn sàng vào buổi tối 30/4/1964 tại nghĩa trang Mai Dịch, huyện Từ Liêm với sự có mặt của hai Đoàn khảo sát: Trung ương Đoàn và Thành đoàn Hà Nội.
Sau lời kêu gọi của Bí thư Đảng Ủy nhà trường và Bí thư thường trực Trung ương Đoàn: Toàn thể Đoàn viên Thanh niên Trường ĐHSP Hà Nội, toàn thể Đoàn viên Thanh niên Việt Nam tiến lên thực hiện lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!” và Bí thư Đoàn Trường ĐHSP Hà Nội lên đọc lời tuyên thệ “Ba Sẵn Sàng”. Trong ánh lửa rực hồng nghi ngút khói hương từ trên Lễ đài thờ các anh hùng liệt sĩ, các vị tiền bối cách mạng- 7000 Đoàn viên thanh niên ĐHSP Hà Nội giơ cao cánh tay xin thề:
Sẵn sàng nhập ngũ, chiến đấu đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược!
Sẵn sàng hy sinh bảo vệ Miền Bắc XHCN, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước!
Sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ nơi nào mà Đảng, nhân dân, Tổ quốc cần đến mà không đòi hỏi đãi ngộ!
Sau Lễ tuyên thệ “Ba sẵn sàng”, 7.000 Đoàn viên, Thanh niên, 7.000 bó đuốc diễu hành từ nghĩa trang Mai Dịch đến xã Dịch Vọng, sáng rực một góc trời phía Tây Hà Nội, với những lời hô “Sẵn sàng! Sẵn sàng! Sẵn sàng!” vang trời dậy đất.
Sau lễ ra quân “Ba sẵn sàng” của Đại học Sư phạm Hà Nội, các báo, đài liên tục đưa tin: các trường Đại học Bách Khoa, Y Dược, Giao thông, Xây dựng, Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, HTX Nông Nghiệp Việt-Trung vv…làm Lễ ra quân “Ba sẵn sàng!”
|
Lễ phát động phong trào “3 sẵn sàng” đêm 9.8.1964 - Ảnh: tư liệu |
Đêm 9/8/1964 tại Hội trường Bộ công nghiệp nặng Phố Hai Bà Trưng tập trung khoảng 500 đoàn viên và trên 2 vạn thanh niên tập trung ngoài phố giương cao khẩu hiệu “Ba sẵn sàng”. Thành đoàn đã đọc lời kêu gọi “Ba sẵn sàng” được thanh niên đáp lại sẵn sàng, sẵn sàng, sẵn sàng vang động cả góc trời Hà Nội. Đêm đó đã đi vào lịch sử phong trào thanh niên Thủ đô như một dấu son của tuổi trẻ.
Sau một tuần phát động có 240 ngàn thanh niên đã ghi tên nguyện “Ba sẵn sàng” trong đó có 80 ngàn thanh niên xung phong ra trận.
Trên đường phố căng nhiều khẩu hiệu: Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù. Đâu có giặc là ta cứ đi. Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Phong trào “Ba sẵn sàng” đã được nhiều địa phương trong cả nước hưởng ứng thậm chí phong trào nhanh chóng vượt qua khỏi biên giới, nhiều du học sinh đã viết đơn xin về nước để chiến đấu nếu Tổ quốc cần.
Thủ đô Hà Nội có vinh dự là nơi khởi nguồn phong trào “Ba sẵn sàng” mà trường Đại học Sư phạm Hà Nội là cái nôi của phong trào gợi ý cho Thành đoàn ý tưởng lớn. Tháng 3 năm 1965 Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chính thức kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ Thủ đô và bổ sung thêm nội dung của phong trào, đó là:
Sẵn sàng chiến đấu và gia nhập lực lượng vũ trang.
Sẵn sàng học tập và lao động xây dựng cuộc sống mới.
Sẵn sàng đi tới nơi nào mà Tổ quốc cần đến.
|
Thanh niên hưởng ứng "Ba sẵn sàng" - nguồn ảnh ĐHSP Hà Nội
|
Phong trào “Ba sẵn sàng” chính thức được Trung ương Đoàn phát động ra toàn quốc như rừng lửa cháy sáng rực khắp đất trời Việt Nam! là ngọn lửa thắp sáng tinh thần cách mạng của thanh niên, học sinh, sinh viên, thôi thúc hàng triệu thanh niên Việt Nam tình nguyện cống hiến cả tuổi thanh xuân và sức trẻ cho cuộc kháng chiến trường kỳ và vĩ đại của dân tộc. Hàng triệu thanh niên đã “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” trở thành ngày hội lớn của Thanh niên, của cả Dân tộc Việt Nam quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ Miền Bắc XHCN, giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu.
Sức lan tỏa của ngọn lửa “Ba Sẵn sàng”
Phong trào “Ba sẵn sàng” đã phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, đến với tất cả các đối tượng thanh niên, cũng từ đây đã sản sinh những tập thể anh hùng đi vào lịch sử, đó là sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong ở ngã Ba Đồng Lộc; của 12 cô gái của tiểu đội thép đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ở nơi đánh phá ác liệt Truông Bồn (Nghệ An); của những thanh niên công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) khi “Cảm tử bảo vệ dòng điện”. Phong trào “Ba sẵn sàng” đã sản sinh ra những cá nhân anh hùng như: Anh hùng Trịnh Tố Tâm - 53 lần được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”; như Anh hùng Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến diệt quân thù”; như Anh hùng Liệt sĩ Bùi Ngọc Dương, Anh hùng Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, Anh hùng Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và nhiều tấm gương anh hùng tiêu biểu khác. Tất cả những tấm gương thanh niên sống, chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc trong phong trào “Ba sẵn sàng” là những mẫu hình tiêu biểu của một thế hệ thanh niên anh hùng trong một dân tộc anh hùng.
| Nhiều hoạt động tình nguyện đã được các bạn trẻ triển khai thực hiện trong cả nước |
|
Trong hòa bình, lớp lớp thanh niên hôm nay với trái tim cháy bỏng nhiệt huyết, với bàn tay, khối óc và tinh thần tình nguyện đã hăng hái đến với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đến với các công trình lớn của đất nước, cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xung kích, tình nguyện đã trở thành một phẩm chất tốt đẹp, được trao truyền từ thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác; là điểm tựa vững chắc cho tuổi trẻ hôm nay vững bước cùng dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong nhiệm kỳ 2008 – 2012, cả nước đã có hơn 1,6 triệu lượt đoàn viên thanh niên tham gia hiến máu; hơn 16.600 lớp xóa mù chữ được tổ chức; 127.859 đợt tuyên truyền, giáo dục, tập huấn, 99.157 mô hình câu lạc bộ, đội nhóm về bảo vệ môi trường. 411 trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội các khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa…; đóng góp trên 15 triệu ngày công lao động tình nguyện và vận động, quyên góp xây dựng 9.239 công trình thanh niên. Trên 500 thanh niên, sinh viên tình nguyện Việt Nam tham gia các hoạt động như: làm đường giao thông nông thôn, sửa chữa nhà, tổ chức khám chữa bệnh và phát thuốc cho trên 1.500 lượt chiến sỹ, nhân dân Lào, Campuchia.
(Nguồn Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào TTN 2008 - 2012) |
Tiếp nối tinh thần của phong trào “Ba sẵn sàng” thời kháng chiến, năm 2000, Trung ương Đoàn đã chính thức phát động trong thanh niên cả nước phong trào “Thanh niên tình nguyện”. Phong trào đã có bước phát triển mới được thực hiện xuyên suốt trong cả năm với những cao điểm như: Tháng Thanh niên, Chiến dịch tình nguyện hè, Chương trình tình nguyện mùa đông, Xuân tình nguyện, …. Nội dung hoạt động có nhiều đổi mới theo hướng cụ thể, rõ việc, sát với nhu cầu, thực tiễn của địa phương. Các đội hình, lực lượng thanh niên tình nguyện chuyên sâu gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của thanh niên, sinh viên được phát triển ngày càng nhiều đã tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc của cộng đồng, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Điểm nổi bật trong phong trào thanh niên tình nguyện là đội hình đa dạng hơn, địa bàn hoạt động rộng hơn trên cơ sở phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng thanh niên sinh viên, coi trọng các hoạt động tình nguyện tại chỗ, huy động nhiều nguồn lực, thu hút đông đảo các lực lượng xã hội cùng tham gia. Tiêu biểu như: các chương trình “Tiếp sức mùa thi”, “Tiếp sức đến trường”, Thanh niên tham gia bảo vệ dòng sông quê hương, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Dự án trí thức trẻ tình nguyện tham gia công tác tại các khu Kinh tế quốc phòng, giai đoạn 2005-2008; dự án thí điểm 600 trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch xã nghèo; …
Phong trào thanh niên tình nguyện đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, thu hút hàng chục triệu bạn trẻ tham gia, có sức sống lâu bền trong thanh niên, tạo được dấu ấn đậm nét với xã hội. Thông qua đó, thanh niên đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Thông qua phong trào, các bạn trẻ có điều kiện để được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
|
Thanh niên tình nguyện hôm nay
|
Các hoạt động tình nguyện ngày càng lôi cuốn được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia; đồng thời tạo được sự quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ của nhân dân và cộng đồng xã hội. Tổ chức đoàn các cấp thắp lên ngọn lửa tình nguyện trong mỗi đoàn viên, thanh niên; đồng thời, thông qua hoạt động tình nguyện khẳng định vai trò của tuổi trẻ trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng; từ đó lan tỏa, lôi cuốn các lực lượng xã hội khác cùng tham gia.
Kể từ khi phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động, lịch sử đã sang trang nhưng tinh thần và những kinh nghiệm quý báu của phong rào vẫn còn mãi mãi với thời gian. Tinh thần “Ba sẵn sàng” ấy còn nhắc nhở thế hệ thanh niên ngày nay phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, góp phần xây dựng đất nước trên con đường văn minh hiện đại, với phương châm hành động “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
|
Các đ/c lão thành cách mạng cùng Trung ương Đoàn, Thành đoàn Hà Nội gắn biển nơi phát động phong trào “Ba sẵn sàng” (nay là trụ sở Thành ủy Hà Nội số 43 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm)
|
Trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay cần nhắc nhở nhau, không bao giờ được lãng quên một giai đoạn lịch sử hào hùng của Đoàn đã phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, góp phần to lớn cùng cả dân tộc làm nên những kỳ tích vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, cả nước hòa bình cùng xây dựng đất nước ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn. Hơn thế nữa, mỗi đoàn viên thanh niên hôm nay phải noi gương các thế hệ đoàn viên đi trước, phấn đấu, rèn luyện để đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng, cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập, lao động, sản xuất và nghiên cứu khoa học, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu.
Mỗi thanh niên Việt Nam hôm nay hãy trăn trở suy nghĩ về câu nói “đừng hỏi Tổ quốc đã làm
Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm ra đời phong trào “Ba sẵn sàng” (1964 - 2014), Đoàn trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức hai sự kiện tại Hà Nội:
+ Ngày 22/4: Hội thảo Phong trào “Ba sẵn sàng” lịch sử và ý nghĩa thời đại.
+ Ngày 25/4: Lễ kỷ niệm phong trào “Ba sẵn sàng” . |
gì cho ta, mà hãy hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc”; hãy khắc sâu lời Bác dạy “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên” và câu nói “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Tuổi trẻ hôm nay cần hiểu rằng, rèn luyện không chỉ đơn thuần là tổ chức học tập, nâng cao nhận thức của thanh niên, mà quan trọng hơn là đưa thanh niên vào các hoạt động cách mạng, vào thực tiễn cuộc sống, vào những nơi khó khăn để thanh niên được thử thách, được thể hiện, được cống hiến, được đánh giá và được ghi nhận. Thế hệ trẻ hôm nay phải có trách nhiệm và có đầy đủ phẩm chất, tài năng để phát huy sức mạnh của phong trào “Ba sẵn sàng” lên một tầm cao mới.
|
Thanh niên tình nguyện hướng dẫn bà con nhân dân và thanh niên kỹ thuật ghép cây - nguồn ảnh internet
|
|
Sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội tham gia hoạt động tình nguyện vệ sinh môi trường
|
Có thể khẳng định rằng, hôm nay và mãi mãi về sau, phong trào “Ba sẵn sàng” sẽ mãi mãi trở thành niềm tự hào không chỉ của lớp lớp thanh niên mà là của cả dân tộc đã làm lên rạng rỡ hai tiếng “Việt Nam” trên vũ đài chính trị thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Bằng những hành động, việc làm thiết thực, bằng sự năng động, sáng tạo, tinh thần xung kích tình nguyện của tuổi trẻ hôm nay, chúng ta - những bạn trẻ hôm nay hãy cùng chung tay góp sức để xây dựng quê hương đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh văn minh.