I. Một số thành quả trong công tác sinh viên nghiên cứu khoa học
Thực hiện nhiệm vụ thường niên của năm học, những năm qua các khoa trong trường đã tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; hàng trăm báo cáo khoa học của sinh viên được trình bày trong các Hội nghị SVNCKH; Hội nghị SVNCKH cấp Trường được tổ chức quy mô, hiệu quả với nhiều công trình tiêu biểu có chất lượng cao được Hội đồng khoa học Trường xét chọn dự thi các Giải thưởng cấp Bộ; đã đạt được những thành tích đáng tự hào góp phần tô thêm truyền thống tốt đẹp của Nhà trường.
Từ khi Bộ Giáo dục và đào tạo phát động phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tự hào là một trong những trường Đại học điển hình nhiều năm được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo tặng Bằng khen Danh hiệu Trường xuất sắc Toàn quốc về hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học; Phòng Khoa học công nghệ đã được Bộ trưởng tặng Bằng khen về danh hiệu đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác sinh viên nghiên cứu khoa học (2011-2012); Đoàn thanh niên được tặng Cờ của Trung ương Đoàn về thành tích xuất sắc trong phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học (2007-2012). Hàng nghìn sinh viên của trường đã tham gia nghiên cứu khoa học, có sinh viên khoa Toán Tin ngay từ năm thứ 3, năm thứ 4 đã có bài báo khoa học đăng ở Tạp chí chuyên ngành trong nước và đăng ở Tạp chí Khoa học quốc tế có uy tín; nhiều sinh viên đã được Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo khen thưởng về thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học; nhiều cán bộ giảng viên của Trường được Bộ tặng Bằng khen vì đã có thành tích hướng dẫn sinh viên NCKH đạt Giải Nhất cấp Bộ. Đồng thời nhiều sinh viên và giảng viên hướng dẫn khoa học và nhiều tập thể: các Khoa trong Trường, các Phòng chức năng cùng nhiều cá nhân điển hình là Cán bộ Đoàn Trường: Nguyễn Văn Hải, Trần Mạnh Cường – ĐTNCSHCM; CVC. Nguyễn Thị Tâm đã được Nhà trường Khen thưởng về thành tích xuất sắc trong công tác quản lý hoạt động SVNCKH của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2007-2013).
Hoạt động NCKH của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội có được những thành tích trên đây bởi trước hết có sự say mê NCKH của sinh viên; sự đóng góp nhiệt tình của các nhà khoa học, của các thầy cô giáo; sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu; sự thúc đẩy của Ban chủ nhiệm các khoa, các Liên chi đoàn trong phong trào sinh viên NCKH; sự nỗ lực công tác của cán bộ Phòng Khoa học Công nghệ trong việc lập kế hoạch, triển khai sớm nhiệm vụ và đẩy mạnh công tác này tới các khoa ngay từ đầu năm học, thực hiện tốt các quy định của Bộ về dự thi Giải Tài năng Khoa học trẻ Việt Nam. Những năm gần đây Trường là đơn vị có nhiều báo cáo khoa học và các báo cáo tham luận về hoạt động SVNCKH đã được trình bày trong các Hội nghị Toàn quốc về NCKH của sinh viên trong các trường Đại học và khối các trường Đại học Sư phạm lần thứ V, lần thứ VI (2008-2012) gây được sự quan tâm của Bộ và các trường bạn, thêm niềm vinh dự của Nhà trường đối với các trường Đại học của cả nước. Thành quả trong NCKH của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Trường và góp thêm vào thành tích trong hoạt động sinh viên NCKH của các trường Đại học toàn quốc. Có thể khẳng định công tác SVNCKH đã thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học trong giáo dục đại học, đây cũng là sự đóng góp rất ý nghĩa của Nhà trường - ĐHSP Hà Nội trọng điểm trong xu thế Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.
Một số hình ảnh về thành tích của hoạt động sinh viên NCKH - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội những năm gần đây:
Hội nghị Toàn quốc sinh viên NCKH các Trường Đại học Sư phạm Lần thứ VI, tháng 10/2012, Niềm vinh dự, tự hào của các sinh viên đạt các Giải cao cấp Bộ, cấp Trường cùng các cán bộ Phòng Khoa học Công nghệ, Đoàn Thanh niên -Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tham dự
Hội nghị.
SV. Nguyễn Thị Khánh Hòa, trình bày xuất sắc Báo cáo công trình nghiên cứu “Chế tạo vật liệu composite Zn2SnO4/MWCNTs và khảo sát tính quang xúc tác của nó trong vùng ánh sáng khả kiến ” dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Minh Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đại diện những tập thể và cá nhân điển hình được Nhà trường Khen thưởng về thành tích xuất sắc
trong công tác NCKH của sinh viên – ĐHSPHN, năm 2012.
PGS.TS. Đỗ Việt Hùng, Phó Hiệu trưởng, Trường ĐHSP Hà Nội trao Thưởng cho các Giảng viên đã hướng dẫn sinh viên NCKH đạt Giải cấp Bộ, 2012.
Trường ĐHSPHN được Bộ GD&ĐT Tặng thưởng Bằng khen về Danh hiệu: Trường Đại học xuất sắc trong hoạt động SVNCKH, 2010. GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh nguyên Hiệu trưởng Nhà trường cùng các sinh viên đạt Giải cao cấp Bộ và ThS.CVC. Nguyễn Thị Tâm phòng KHCN trong Lễ trao thưởng Toàn quốc, 2010.
Những gương mặt tự hào của các sinh viên: Tạ Thị Phượng- Giải Nhất, Nguyễn Quỳnh Chi - Giải Nhì, Vũ Thị Hà - Giải Ba cấp Bộ; GVHD công trình đạt Giải Nhất cấp Bộ - TS. Nguyễn Việt Hùng; Cán bộ phụ trách hoạt động SVNCKH - ThS.CVC. Nguyễn Thị Tâm trong Lễ trao Giải thưởng “Tài năng Khoa học trẻ Việt Nam” năm 2011.
III. Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác sinh viên nghiên cứu khoa học
Từ thực tiễn hoạt động SVNCKH của trường ĐHSP Hà Nội trong những năm qua, chúng ta có thể tự hào về những thành tích đạt được và hiệu quả mà nó mang lại về nhiều mặt. Tuy nhiên, cũng cần rút ra những bài học, những định hướng nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong những năm tiếp theo. Thực tế nhiều sinh viên còn bị hạn chế các kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học, thời gian dành cho hoạt động NCKH là không nhiều, điều này đã ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu và cũng tạo áp lực khối lượng công việc nhiều... Mặt khác có giới hạn về số lượng công trình được gửi dự thi Giải cấp Bộ và những quy định mới về Hội đồng chấm Giải; mức thưởng của Bộ cho các công trình đạt Giải Tài năng khoa học trẻ Việt Nam tăng hơn trước đây, việc xét chọn các công trình ở các cấp đã phải đầu tư trí lực nhiều hơn. Bởi vây, cần khắc phục sự biệt lập mảng việc quản lý đề tài khoa học của giảng viên với mảng việc quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên!. Có như thế mới khai thác và bao quát được các hướng nghiên cứu của các đề tài khoa học mà giảng viên chủ trì, làm cơ sở để sinh viên sớm được tiếp cận một cách chủ động khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu mà có sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Đồng thời cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
1) Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học giỏi.
2) Xây dựng cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho nghiên cứu khoa học.
3) Xây dựng tiêu chí tuyển sinh vào Trường.
4) Công tác chỉ đạo thống nhất các hoạt động sinh viên NCKH.
5) Hình thành các nhóm NCKH trong sinh viên gắn với bộ môn và phòng thí nghiệm.
6) Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và nước ngoài.
7) Sự quan tâm của Vụ khoa học Công nghệ Môi trường- Bộ giáo dục và Đào tạo.
8) Trong đào tạo tăng cường tổ chức các hình thức hoạt động khoa học trong sinh viên, cần bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
9) Phòng Khoa học công nghệ cần cân đối nhân lực mảng quản lý đề tài khoa học của giảng viên với mảng công tác sinh viên NCKH.
10) Phát huy vai trò xung kích của Đoàn thanh niên trong phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên.
IV. Kết luận
Nhìn lại thành tích những năm qua có thể khẳng định chất lượng trong học tập và nghiên cứu NCKH của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mỗi năm càng được nâng cao rõ rệt, năng lực trình bày kết quả nghiên cứu có bước phát triển vượt bậc, các hướng nghiên cứu mới trọng tâm của Nhà trường (công nghệ sinh học, công nghệ nano, hoá xúc tác, nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học ứng dụng) được sinh viên tiếp cận và triển khai nghiên cứu với sự hướng dẫn tận tình của nhiều bậc chuyên gia và các giảng viên hướng dẫn, Trường đã góp phần quan trọng tới kết quả của hoạt động sinh viên NCKH trong các trường Đại học toàn quốc. Có thể khẳng định đây là sự đóng góp hết sức ý nghĩa của Nhà trường trong thời đại Hội nhập quốc tế với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, góp phần đưa định hướng xây dựng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trở thành Đại học Sư phạm trọng điểm có uy tín và chất lượng trong cả nước và khu vực.
Trên đây là một số nội dung về hoạt động SVNCKH mà chúng tôi đã tâm đắc, tự hào từ thực tiễn công tác tích cực với lao động trí tuệ, đòi hỏi sự toàn diện trong quản lý về hoạt động NCKH của sinh viên với mong muốn phát huy những mặt mạnh, khắc phục những gì cần thiết để làm tốt hơn nhiệm vụ giáo dục đào tạo với nghiên cứu khoa học ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội và sinh viên mãi vững bước trên con đường học tập và Nghiên cứu khoa học.
Tác giả bài viết: ThS.CVC. Nguyễn Thị Tâm