Nhằm tăng cường các hoạt động giao lưu, chia sẻ giữa các cơ sở đào tạo, các tổ chức xã hội, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Công tác xã hội; Đặc biệt để tăng cường và củng cố tinh thần đoàn kết gắn bó, tình yêu sự nghiệp, yêu cuộc đời và tình yêu con người của sinh viên ngành Công tác xã hội, Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Chương trình Lễ Kỷ niệm ngày Công tác xã hội Thế giới...

  Thiết thực chào mừng ngày Công tác xã hội Thế giới 12/11, hướng  tới Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Nhằm tăng cường các hoạt động giao lưu, chia sẻ giữa các cơ sở đào tạo, các tổ chức xã hội, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Công tác xã hội;  Đặc biệt để tăng cường và củng cố tinh thần đoàn kết gắn bó, tình yêu sự nghiệp, yêu cuộc đời và tình yêu con người của sinh viên ngành Công tác xã hội, Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Chương trình Lễ Kỷ niệm ngày Công tác xã hội Thế giới.

 

Chương trình Lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Thế giới được tổ chức vào ngày 11/11/2012, bắt đầu từ 8h đến 22h30 với các nội dung và hoạt động cụ thể như sau:

* Khai mạc Chương trình Lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Thế giới

- Thời gian: 8h ngày 11/11/2012

- Địa điểm: Hội trường nhà K1 - Trường ĐHSP Hà Nội – 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

* Hội thảo khoa học “Công tác xã hội với phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn”.

- Thời gian: 8h50 ngày 11/11/2011

- Địa điểm: Hội trường nhà K1 - Trường ĐHSP Hà Nội - 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

- Mục đích hội thảo:

Nhân kịp kỷ niệm Ngày CTXH thế giới, Khoa CTXH tổ chức Hội thảo với chủ đề “CTXH với phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn” nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, các nhà nghiên cứu, cán bộ xã hội cùng nhau trao đổi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trợ giúp những đối tượng phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt được giao lưu với chính những người trong cuộc như các chị em là nạn nhân bị buôn bán trở về, những bà mẹ đơn thân… để lắng nghe, chia sẻ những khó khăn, trở ngại, vấn đề mà họ đã và đang phải đối mặt để từ đó đề xuất hệ thống những giải pháp, thể hiện vai trò của CTXH trong việc trợ giúp cho những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

  - Các chủ đề của Hội thảo:                

 

  1. Những vấn đề gặp phải của các nhóm phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam hiện nay (phụ nữ bị buôn bán, bạo lực gia đình, đơn thân, nghèo khó, khuyết tật…)

2.Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về trợ giúp phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

3. Kinh nghiệm về nghiên cứu và đào tạo Công tác xã hội với phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

 *Chương trình triển lãm tranh “Chốn bình yên” và “Những bà mẹ đơn thân”

- Thời gian: Từ 13h30 ngày 11/11/2012 đến hết ngày 15/11/2012. Triển lãm khai mạc vào 14h00 ngày 11/11/2012.

- Địa điểm: Hội trường nhà K1 - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

  - Nội dung: Khoa CTXH phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện 2 triển lãm theo chủ đề:

 

  Triển lãm: “Chốn bình yên” là những câu chuyện chân thực của chính người trong cuộc kể lại khi họ bị bán ở xứ người, họ khát  vọng được giải cứu để trở về quê hương tái  hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, triển lãm mong muốn gửi tới thông điệp về sự cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ của cộng đồng với các nạn nhân tại Ngôi nhà Bình yên.

Triển lãm: “Những bà mẹ đơn thân” là những câu chuyện kể về đời thực, là lời chia sẻ từ cuộc sống “một vai hai gánh”, vừa làm mẹ vừa làm cha, vượt qua những định kiến giới và sự mặc cảm, tự ti để có được hạnh phúc. Đồng thời triển lãm cũng thể hiện sự thay đổi về nhận thức và hành động của cộng đồng đối với vấn đề phụ nữ đơn thân, kêu gọi mọi người chung tay xóa bỏ mọi rào cản và định kiến góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

 

 *Giao lưu văn hóa – văn nghệ “Khung trời hạnh phúc cho phụ nữ và trẻ thơ”

- Thời gian: Từ 18h30 đến 22h30 ngày 11/11/2012

- Địa điểm: Nhà thi đấu đa năng - Trường ĐHSP Hà Nội – 136 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

- Nội dung: Chương trình thể hiện nội dung đặc trưng của ngành Công tác xã hội -  nhân ái, nhân văn, yêu thương và chia sẻ; Ca ngợi tình cảm đất nước, quê hương, gia đình, bạn bè, hạnh phúc và tình yêu đôi lứa; chia sẻ trách nhiệm đối với những con người rủi ro, bất hạnh. Đặc biệt, chương trình năm nay hướng vào sự chia sẻ, giúp đỡ cho những trẻ em và phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt.

- Hình thức: Ca nhạc, kịch, hoạt cảnh, thơ, thời trang, hát chèo

 *Đối tượng tham gia Chương trình bao gồm:

 Sinh viên ngành Công tác xã hội thuộc các hệ đào tạo chính quy, liên thông, tại chức, từ xa của khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: 4 lớp chính quy (220sv), 01 lớp liên thông (61sv) đại diện các lớp tại chức, từ xa, toàn thể sinh viên đang theo học ngành CTXH - Trường ĐHSP Hà Nội)

Toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa Công tác xã hội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Các đơn vị, cá nhân hoạt động trong ngành Công tác xã hội đăng ký tham gia hoạt động triển lãm, Hội thảo khoa học, Giao lưu Văn nghệ và các hoạt động khác của Chương trình

 *Khách mời của chương trình bao gồm:

Đại diện các cơ quan, tổ chức: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; các tổ chức quốc tế và các NGO tại Việt Nam; các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành CTXH trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; các cơ quan báo chí, truyền hình trong nước và các cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội, lao động xã hội…

Đại diện Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;

Đại diện BCN khoa Giáo dục Đặc biệt, khoa Giáo dục Chính trị, khoa Triết học, Khoa Tâm lí Giáo dục, Viện Nghiên cứu Sư phạm và đại diện lãnh đạo các đơn vị  Trường ĐHSP Hà Nội.

Đại diện các câu lạc bộ, các nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt.

Với sự chỉ đạo và hỗ trợ của Đại diện Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với sự đoàn kết, nhất trí triển khai thực hiện Chương trình của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Công tác xã hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chương trình Lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Thế giới hứa hẹn sẽ là dịp để toàn thể các cá nhân, tổ chức xã hội, các cơ sở đào tạo hoạt động trong lĩnh vực Công tác xã hội được giao lưu, chia sẻ, tăng cường và củng cố tinh thần đoàn kết gắn bó, tình yêu con người, tình yêu sự nghiệp.

Ban tổ chức