14h00 ngày 04 tháng 5 năm 2011 (thứ Tư), tại Hội trường BI, Nhà trường sẽ tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Khoa Triết học, Khoa Công tác Xã hội và bổ nhiệm Trưởng khoa nhiệm kỳ 2011 - 2016. Ban Tổ chức trân trọng kính mời Đảng ủy, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị toàn Trường, toàn thể cán bộ và đại diện sinh viên, học viên sau đại học của khoa Giáo dục Chính trị, khoa Giáo dục Đặc biệt và các cá nhân quan tâm tới dự.

 14h00 ngày 04 tháng 5 năm 2011 (thứ Tư), tại Hội trường BI, Nhà trường sẽ tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Khoa Triết học, Khoa Công tác Xã hội và bổ nhiệm Trưởng khoa nhiệm kỳ 2011 - 2016. Ban Tổ chức trân trọng kính mời Đảng ủy, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị toàn Trường, toàn thể cán bộ và đại diện sinh viên, học viên sau đại học của khoa Giáo dục Chính trị, khoa Giáo dục Đặc biệt và các cá nhân quan tâm tới dự.

 
Thành lập Khoa Triết học nhằm mục đích: Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô đào tạo trình độ đại học và sau đại học ngành Triết học tại Trường ĐHSP Hà Nội. Sự ra đời của Khoa Triết học nhằm thực hiện mục tiêu phát triển các khoa đào tạo trong hệ thống các ngành đào tạo hiện có của Trường theo chiến lược xây dựng và phát triển trường đại học trọng điểm quốc gia, phù hợp với xu hướng phát triển đào tạo đa ngành, mở rộng hợp tác quốc tế, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
            Nhiệm vụ của Khoa Triết học: (1) Đào tạo: (a) Đào tạo trình độ đại học(các ngành: cử nhân sư phạm Triết học; cử nhân Triết học, cử nhân Chính trị học), giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Triết học cho Khoa Giáo dục Chính trị, Khoa Công tác xã hội, Khoa Giáo dục Quốc phòng và các khoa khác trong Trường; (b) Đào tạo trình độ sau đại học (Thạc sĩ Triết học), giảng dạy môn “Triết học” cho học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường ĐHSP Hà Nội; (c) Đào tạo các trình độ khác (các hệ đào tạo vừa học, vừa làm; đào tạo từ xa; văn bằng II; liên thông từ cao đẳng lên đại học các ngành: cử nhân sư phạm Triết học, cử nhân Triết học, cử nhân Chính trị học và đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên triết học, lý luận chính trị các môn thuộc chuyên ngành Triết học, ngành Chính trị học); (2) Nghiên cứu khoa họcThực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục đào tạo cũng như giải quyết các vấn đề thực tiễn của xã hội hiện đại; Cung cấp các dịch vụ nghiên cứu khoa học Triết học và đào tạo có chất lượng phục vụ cộng đồng, xã hội; (3) Quan hệ hợp tác: Phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, trao đổi chuyên gia với các trường đại học, học viện, các cơ sở đào tạo Triết học, Chính trị học, các trung tâm nghiên cứu Triết học, Chính trị học trong nước và quốc tế;(4)Thực hiện các nhiệm vụ khác của một khoa đào tạo theo quy định tại Điều 41 trong Điều lệ trường đại học.
Vị trí, khả năng công tác và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp của sinh viên, học viên Khoa Triết học: Giảng dạy các môn chuyên ngành triết học, lý luận chính trị, chính trị học ở trình độ đại học tại các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở trung ương và địa phương; Làm cán bộ nghiên cứu triết học, lý luận chính trị, chính trị học và các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội - nhân văn trong các cơ quan nghiên cứu khoa học (viện, trung tâm, các ban lý luận - tuyên giáo các cấp,…); Giảng dạy môn Giáo dục Công dân trong các trường trung học phổ thông; Công tác tại các cơ quan quản lý, ban, ngành của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, mặt trận, tổ chức hiệp, hội,... (cấp tỉnh/thành, huyện/quận/thị xã, xã/phường/thị trấn,... Có đủ khả năng tiếp tục phát triển chuyên môn ở trình độ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) trở thành những chuyên gia có trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học: Triết học, Lịch sử Triết học, Chính trị học, Giáo dục Chính trị, Lý luận Chính trị, Hồ Chí Minh học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Mỹ học, Đạo đức học, Lôgic học, Tôn giáo học.
 
Thành lập Khoa Công tác Xã hội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công tác xã hội, phát triển các khoa đào tạo trong hệ thống các ngành đào tạo hiện có của Trường phù hợp với xu hướng phát triển đào tạo đa ngành, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời đây cũng nhằm thực hiện một trong những nhiệm vụ thuộc phạm vi chiến lược xây dựng và phát triển Trường ĐHSPHN thành trường đại học trọng điểm quốc gia có vị thế ngày càng cao trong quá trình hội nhập quốc tế.
           Nhiệm vụ của Khoa Công tác Xã hội: (1) Đào tạo: (a) Đào tạo cử nhân Công tác xã hội trình độ đại học trên cơ sở chương trình đào tạo được Bộ giáo dục và Đào tạo phê duyệt (mã ngành đào tạo: 609) căn cứ Quyết định số: 25/2005/QĐ-TTg ngày 27/01/2005 và Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ; (b) Đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc ngành Công tác xã hội trên cơ sở mã ngành được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; (2) Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:(a) Nghiên cứu khoa học Công tác xã hội và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục đào tạo, thực tiễn hoạt động về công tác xã hội cũng như giải quyết các vấn đề liên quan; Cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và đào tạo có chất lượng phục vụ cộng đồng, xã hội; (b) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học về Công tác xã hội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công tác xã hội ở Trường ĐHSPHN từng bước phù hợp với chuẩn quốc tế đáp ứng nhu câù hội nhập, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao; (3) Thực hiện các nhiệm vụ khác của Khoa trong trường đại học theo quy định tại Điều 41 của Điều lệ trường đại học.
Vị trí, khả năng công tác và khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp của sinh viên, học viên Khoa Công tác xã hội:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội có thể làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… Họ cũng có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội.
Cung ứng dịch vụ và làm công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội như: Các hội bảo trợ xã hội của mọi thành phần kinh tế từ trung ương đến địa phương; Các trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc người có công với đất nước, người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi; Các trung tâm giáo dưỡng và phục hồi nhân phẩm cai nghiện ma tuý, trại cải tạo; Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, cộng đồng ở thành thị và nông thong,...; Làm tốt công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục, pháp luật, tín ngưỡng tôn giáo, môi trường, an sinh xã hội, dân số, sức khoẻ, truyền thông,...; Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm, dự án phát triển xã hội,... Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến Công tác xã hội.
            Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ Thạc sĩTiến sĩ chuyên ngành Công tác xã hội, Xã hội học,... và các ngành gần với chuyên ngành Công tác xã hội.
Nguyễn Anh