LẦN TRANG SỬ CŨ
“Ba sẵn sàng” bắt nguồn chính từ phong trào thi đua yêu nước “Tam bất kì” và sau đó đổi gọi là phong trào “Ba bất kì” ở các chi đoàn, liên chi đoàn khoa của trường ĐHSP Hà Nội: Đi bất kì nơi đâu Tổ quốc cần; Làm bất kì việc gì Tổ quốc giao phó; Vượt qua bất kì khó khăn gian khổ nào để hoàn thành nhiệm vụ.
Như ngọn gió thổi bùng bầu máu nóng, thổi căng sức trẻ, với sự lớn mạnh không ngừng và những kết quả to lớn thu được vào buổi tối ngày 30/4/1964, tại nghĩa trang Mai Dịch, huyện Từ Liêm, Đoàn Thanh niên trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm Lễ phát động “Phong trào Ba sẵn sàng”. Đoàn viên thanh niên nhà trường đã tuyên thệ trước cờ Tổ quốc, cờ Đảng, cờ Đoàn và anh linh các liệt sĩ:
- Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ đánh thắng Đế quốc Mỹ xâm lược.
- Sẵn sàng hi sinh bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì Đảng và nhân dân yêu cầu mà không đòi hỏi đãi ngộ.
“Sẵn sàng! Sẵn sàng! Sẵn sàng!” Tiếng hô đáp lại vang trời. Bảy nghìn đoàn viên thanh niên, bảy nghìn bó đuốc diễu hành từ Mai Dịch đến Dịch Vọng, sáng rực cả một góc trời phía Tây Hà Nội.
Từ sự thành công của phong trào “Ba sẵn sàng” Đoàn trường ĐHSP Hà Nội đề nghị Trung ương Đoàn và Thành Đoàn Hà Nội nhân rộng phong trào “Ba sẵn sàng” đến toàn thể thanh niên thủ đô. Ngọn lửa “Ba sẵn sàng” bùng cháy trong trái tim đầy nhiệt huyết của thanh niên toàn miền Bắc.
Thạc sĩ Nguyễn Bá Cường – Bí thư Đoàn trường ĐHSP Hà Nội cho tôi biết nhân chứng lịch sử, người Bí thư Đoàn trường khởi sướng phong trào từ “Tam bất kì”, “Ba bất kì” đến “Ba sẵn sàng” đó là nhà giáo Trịnh Ngọc Trình.
KHỞI XƯỚNG PHONG TRÀO “BA SẴN SÀNG”
Tôi hơi sững người vì cánh tay trái của ông không còn nữa. Còn ông đã chủ động xiết chặt bàn tay phải ấm áp đón tôi vào trong căn phòng làm việc của mình thuộc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục miền núi (HEDO) trên phố Trịnh Hoài Đức. Nghe xong câu hỏi, ấn tượng của ông về phong trào “Ba sẵn sàng”, nhà giáo Trịnh Ngọc Trình trầm giọng:
- Tôi không thể nào mường tượng nổi, sau lễ phát động, hàng nghìn sinh viên chích tay lấy máu viết đơn sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Đảng cần, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì miền Nam ruột thịt, bảo vệ miền Bắc… Phong trào rực rỡ như thế khiến tôi choáng ngợp. Đây là ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi.
Năm 11 tuổi, cậu bé Trịnh Ngọc Trình là đội viên vũ trang Tiểu đoàn 62, 87, Trung đoàn 34 chiến đấu ở Hà Nam Ninh. Trong chiến dịch chặn đánh quân địch ở thị xã Ninh Bình, cậu bị bắn nát một cánh tay. GS.BS Nguyễn Trinh Cơ đã đích thân mổ để giữ lấy sự sống của cậu. Cảm phục trước tấm gương một thiếu niên dũng cảm, ông đã viết nên truyện "Em Ngọc" in trong "Tuyển tập Văn thơ Cách mạng và kháng chiến", về sau được đưa vào "Tuyển tập Văn lớp 5" cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam học tập trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Cuộc đời người chiến sĩ đang say mê với những cuộc hành quân chiến đấu thì cuối năm 1952 ông được đoàn thể cử sang Trung Quốc học tập. Đồng chí chỉ huy dặn dò ông: “Chiến tranh rồi sẽ qua đi, bom đạn rồi sẽ thôi gào thét. Hòa bình lập lại cần nhiều người có chữ để xóa nhanh vết thương, xây dựng đất nước mạnh giàu, quân đội ta tiến lên chính quy hiện đại. Em sang nước bạn học tập cho giỏi, xứng đáng với niềm tin của đoàn thể, đơn vị”. Thế là từ người lính cầm súng, ông trở thành người thầy giáo cầm bút chiến đấu xây dựng đất nước. Sau nhiều năm dài dạy học ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, ông được về ĐHSP Hà Nội học tập rồi trở thành giảng viên đại học và Bí thư Đoàn trường ĐHSP Hà Nội.
Nhà giáo Trịnh Ngọc Trình cho tôi xem những kỉ vật một thời trai trẻ. Đó là những tấm ảnh nhỏ đã ố mờ bởi thời gian dài hơn nửa thế kỉ. Kí ức trong ông dần trở về, giọng ông như thủ thỉ, tâm tình:
- Trong những tấm gương về phong trào “Ba sẵn sàng” của nhà trường, tôi đặc biệt ngưỡng mộ đồng chí Đặng Xuân Rương, Phó Bí thư Đoàn trường và đồng chí Tôn Thị Tĩnh - Bí thư liên chi đoàn khoa Hoá học (nay bà là vợ nhà văn Nguyên Ngọc).
Cùng một lúc đồng chí Đặng Xuân Rương nhận được hai giấy gọi của cấp trên: Giấy gọi nhập ngũ và giấy gọi đi học nghiên cứu sinh tại Liên Xô. Mặc dù là em ruột của đồng chí Trường Chinh, khi đó là Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, có thể nhờ can thiệp để ở lại hậu phương hoặc ra nước ngoài học tập, nhưng Đặng Xuân Rương cương quyết lên đường. Đặng Xuân Rương nói: “Vừa phát động phong trào “Ba sẵn sàng” xong, lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu! Đồng chí Bí thư quên rồi à? Hàng nghìn cán bộ, đoàn viên, thanh niên trường ta đã lên đường. Mình là Phó Bí thư cũng phải lên đường. Lời nói phải đi đôi với việc làm”.
Một ngày trước khi rời Hà Nội vào mặt trận, họ chia tay nhau. Hai người ôm chầm lấy nhau mà chẳng nói lên lời.
Đến cuối năm 1970, nhà giáo Trịnh Ngọc Trình nghe tin Đặng Xuân Rương hi sinh khi đang chỉ huy Tiểu đoàn chủ công của Sư đoàn 308 tiến đánh vào Khe Sanh, ông lặng người, ngất xỉu. Tỉnh dậy, ông thấy mình đang nằm ở bệnh viện. Ông nghĩ tới ngày cưới của bạn dự định tổ chức vào dịp Lễ Noel sắp tới mà trào nước mắt. Nhiều đêm ông mơ thấy người đồng chí thân thiết trở về Văn phòng Đoàn trường Đại học Sư phạm.
Nhà giáo Trịnh Ngọc Trình nghẹn ngào. Ông rút khăn tay lau nước mắt. Lúc lâu sau ông mới trấn tĩnh lại, nhưng vẫn chưa hết xúc động:
- Bây giờ nói lại tôi dễ xúc động bởi vì phong trào thì rất lớn, mất mát đối với tôi cũng là rất lớn, qua thời gian nó lắng đọng lại. Chính vì những mất mát ấy nên phong trào “Ba sẵn sàng” mới rạng rỡ. “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phơi dậy tương lai”, đấy chỉ là một mặt thôi. Còn bao xương máu đổ xuống, mới có độc lập hôm nay. Đau đớn lắm! Đặng Xuân Rương đối với tôi là một sự mất mát. Đặng Xuân Rương đối với tôi là một nỗi đau xót. Nên bây giờ nhiều khi mình nói không cầm được nước mắt.
Hi sinh là cống hiến! Hi sinh là hiến dâng! Hiến dâng về tính mệnh của mình cho độc lập, tự do của đất nước, của dân tộc. Điều đó đặc biệt lớn lao. Cho nên bây giờ nhắc lại, tâm sự như thế này tôi đã xúc động rồi…
LỬA THIÊNG TRAO TAY THẾ HỆ TRẺ
Cố kìm nén nỗi xúc động, chừng mươi phút sau, nhà giáo Trịnh Ngọc Trình giãi bày:
Nhớ lại, chúng ta có những mất mát lớn quá. Hi sinh lớn quá. Mà bây giờ tôi còn sống. Tôi nghĩ, đáng lẽ người đó cũng được hưởng hạnh phúc gia đình như mình, tại sao bây giờ không còn nữa? Không. Tôi không thể không xúc động được. Tôi xúc động, có khi người ta không hiểu, người ta lại nghĩ rằng ông thấy bạn ông hi sinh bây giờ mới nhớ ông đã khóc. Thế còn triệu người khác, đồng chí của ông, đồng đội của ông đã hi sinh thì sao? Cho nên xúc động không phải đã là hay đâu. Nhưng đây là tình cảm, tôi không thể nào kìm nén được.
Tôi nói với anh như thế để hiểu sâu phong trào “Ba sẵn sàng”.
“Ba sẵn sàng” như khối nam châm mang từ trường cực mạnh, có sức cuốn hút thanh niên, ai cũng muốn hiến dâng. Hiến dâng tự nguyện, dù biết sẽ phải hi sinh. Chính nhà giáo Trịnh Ngọc Trình, sau hôm nhận được tin đồng chí Đặng Xuân Rương mất, đã lên đề nghị với Trung ương Đoàn cho ông vào Nam chiến đấu. Nhưng đồng chí Doãn Thế Thời là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đoàn đã không đồng ý với lí do: “Ông chiến đấu hi sinh trong kháng chiến chống Pháp rồi!”.
- Thưa ông, vì sao phong trào “Ba sẵn sàng” lại có sức hấp dẫn, cuốn hút thanh niên đến như thế và hiệu quả lại lớn lao như thế?
- Theo tôi, phong trào đáp ứng được nguyện vọng bức xúc của thanh niên. Khi nước nhà lâm nguy, ý chí quật cường, lòng tự tôn dân tộc, khí phách anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam bùng dậy. Phong trào “Ba sẵn sàng” phát ra, thanh niên ào ào nhập vào như những dòng suối đổ vào sông, sông đổ ra biển cả. Nhưng điều quan trọng nữa là nội dung “Ba sẵn sàng” của Đoàn ta đã mang được tầm vóc của đất nước, của lịch sử, nâng thanh niên lên ngang tầm của thời đại lúc bấy giờ. Ai nhập vào phong trào “Ba sẵn sàng” là đã hoá thân thành anh hùng. Họ hiểu được họ đang sống vì cái gì và dưới ánh sáng của nó mà hiểu rõ ý nghĩa cuộc đời mình. Phong trào và con người thanh niên như thuyền với nước. Phong trào nâng thanh niên lên, thanh niên với những hoạt động của mình lại làm giàu cho phong trào. Phong trào lại trở nên hấp dẫn hơn, thanh niên lại bị cuốn hút hơn... Cứ như thế mà phong trào “Ba sẵn sàng” đã phát triển, lớn mạnh không ngừng, trở thành cao trào cách mạng của thanh niên, của dân tộc Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ.
- Đoàn Thanh niên hiện nay, làm sao phát động được “Ba sẵn sàng” trong thế kỉ XXI như thời của ông?
- Tất nhiên hai giai đoạn có khác nhau. Đoàn Thanh niên hiện nay cần tìm được những hình thức, tìm được những nội dung mang tính tầm cỡ của đất nước, của dân tộc.
Bây giờ mình không chỉ hướng vào hi sinh về thân thể mà phải hướng về tương lai, những vấn đề mà thế hệ trước chưa làm được. Ví dụ như bây giờ Hà Nội đi đầu phát động phong trào toàn thể thanh niên Việt Nam học tiếng Anh chẳng hạn thì đó cũng là một cái đòn bẩy mới. Như ông Lý Quang Diệu nói với các nhà lãnh đạo của nước ta: “Singapo lên được như bây giờ là ngày ấy chúng tôi đặt vấn đề học tiếng Anh là Quốc ngữ”.
Tôi tin rằng, phát động phong trào học ngoại ngữ trong thanh niên cả nước rất ý nghĩa và thiết thực.
MỘT LỜI ĐỀ NGHỊ
Tháng 3/1990, nhà giáo Trịnh Ngọc Trình được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục miền núi (HEDO). Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, mới đấy mà đã hơn 20 năm. Đồng bào miền núi đã quá quen thuộc với hình ảnh của “ông HEDO” với một bên tay áo buông thõng. HEDO đã vận động và thực hiện thành công hơn 200 chương trình, dự án phục vụ đồng bào ở những vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thuộc 43 tỉnh thành từ miền Bắc đến Tây Nguyên, miền Trung và Nam Bộ. Ngày 28/3/2010, Chủ tịch nước đã kí tặng HEDO Huân chương Lao động hạng Ba.
Ghi nhận những đóng góp của nhà giáo Trịnh Ngọc Trình, Đảng và Nhà nước cũng đã tặng thưởng ông Huân chương kháng chiến Hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì. Ông lấy đó làm niềm động viên to lớn dành cho mình, như ông từng xúc động đến nghẹn lời, còn bao đồng đội đã vĩnh viễn nằm xuống ở tuổi thanh xuân.
Trong quá trình công tác tại và lãnh đạo HEDO, các đối tác và nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục uy tín của các tổ chức quốc tế đều tôn xưng ông là Giáo sư. Sự thực thì bao nhiêu năm gắn bó với giáo dục, từ bậc phổ thông đến đại học, mà ông không có học hàm, học vị hay học hiệu nào. Với những cống hiến to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc (qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ), trong cuộc cuộc xây dựng và kiến thiết nước nhà, đặc biệt là những đóng góp làm thay đổi, phát triển giáo dục, văn hóa miền núi, ông xứng đáng được phong Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Năm nay, ông đã 78 tuổi. Thiết nghĩ, Nhà nước có thể xét phong đặc cách danh hiệu cao quý này đối với ông thì chắc hẳn giới trí thức cách mạng và khoa học, giáo dục hết sức vui mừng. Ông thực sự cần được tôn vinh!
Kiều Mai Sơn
Hà Nội, 20-3-2011
Một số hình ảnh về người chiến sĩ, người thủ lĩnh Đoàn trường, Giám đốc Trịnh Ngọc Trình:
Bí thư Đoàn trường Trịnh Ngọc Trình tuyên bố phát động phong trào “Ba sẵn sàng” (30/4/1964) tại Nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội.
Bí thư Đoàn trường Trịnh Ngọc Trình vui văn nghệ cùng đoàn viên. Bí thư Đoàn trường Trịnh Ngọc Trình cùng GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn trong Hội thi nghiệp vụ sư phạm của Trường.
Giám đốc HEDO bây giờ.
Giám đốc HEDO vui khi nghĩ về những điều làm được giúp đồng bào miền núi phát triển văn hóa - giáo dục, y tế.
GS.TS Nguyễn Viết Thịnh tặng hoa chúc mừng cựu Bí thư Trịnh Ngọc Trình nhân ngày kỷ niệm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Cựu Bí thư Đoàn trường Trịnh Ngọc Trình phát biểu tại Đại hội Đoàn trường khóa XV. GS.TS Nguyễn Viết Thịnh - Hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội và đồng chí Nguyễn Bá Cường tặng hoa cựu Bí thư Trịnh Ngọc Trình và các cán bộ lãnh đạo Đoàn TN thời kỳ "Ba sẵn sàng" (ảnh: Đoàn TN ĐHSPHN) Trong bối cảnh đó, một phong trào thi đua yêu nước đã được dâý lên trong các chi đoàn, liên chi đoàn thanh niên trường ĐHSPHN. Ban chấp hành Đoàn trường đã lần lượt phát động phong trào 'Tam bất kì' rồi 'Ba bất kì' từ đầu năm 1964 'vì miền Nam ruột thịt', 'vì miền Bắc XHCN', 'đi bất kì nơi đâu', 'làm bất kì việc gì', 'bất kì đãi ngộ nào'... Đầu tháng 5/1964, cuộc họp Ban Chấp hành Đoàn trường ĐHSPHN gồm 25 đồng chí đã quyết định đổi tên từ Ba bất kỳ thành "Ba sẵn sàng", và đề xuất với TƯ Đoàn, Thành đoàn Hà Nội nhân rộng thành phong trào ra phạm vi toàn thành phố. "Phong trào Ba sẵn sàng" ở trường ĐHSP Hà Nội đã diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và thu được nhiều thắng lợi. Một cuộc khảo sát thực tế được tiến hành với sự tham gia của các đồng chí: Hồ Trúc - Bí thư Thường trực TƯ Đoàn; Vũ Hữu Loan - Bí thư Thành đoàn Hà Nội; Phạm Huy Thông - Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Đỗ Đức Uyên - Bí thư Đảng uỷ trường Đại học Sư phạm Hà Nội và 7 đ/c Ban Thường vụ Đoàn trường. Theo đề nghị của Đoàn trường ĐHSP Hà Nội, TƯ Đoàn và Thành Đoàn quyết định nhân rộng phong trào "Ba sẵn sàng" đến toàn thể thanh niên thủ đô. Lễ phát động "Phong trào Ba sẵn sàng" diễn ra vào một buổi tối đầu tháng 5 năm 1964, tại nghĩa trang Mai Dịch, huyện Từ Liêm với một khí thế sục sôi, xin thề: - Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ đánh thắng Đế quốc Mỹ - Sẵn sàng hy sinh bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. - Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì Đảng và nhân dân yêu cầu mà không đòi hỏi đãi ngộ. 'Sẵn sàng! Sẵn sàng! Sẵn sàng!'. Bảy nghìn bó đuốc diễu hành đã làm sáng rực cả một góc trời phía Tây Hà Nội. Từ thành phố Hà Nội, phong trào "Ba sẵn sàng" lan nhanh ra cả nước. Đến tháng 3 năm 1965 khi Trung ương Đoàn phát động thành phong trào toàn quốc thì 'Phong trào Ba sẵn sàng' như triều dâng, thác đổ. Cả một thế hệ thanh niên vàng của Đảng và dân tộc xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ, những binh đoàn kéo nhau ra tiền tuyến, Đông Trường Sơn nắm tay Tây Trường Sơn tiến ra chiến trường như ngày Hội lớn của dân tộc Việt Nam! Trong những tấm gương về Ba sẵn sàng của trường ĐHSP HN thời kỳ đó, tôi đặc biệt ngưỡng mộ tấm gương của đồng chí Đặng Xuân Rương, Phó Bí thư Đoàn Trường và đồng chí Tôn Thị Tĩnh - Bí thư liên chi Đoàn Khoa hoá hồi đó. Khi cùng lúc nhận được hai giấy gọi của cấp trên, nhập ngũ và giấy gọi đi nghiên cứu sinh tại Liên Xô. Đồng chí Rương đưa cho tôi xem và hỏi 'Cậu định thế nào?' - Tôi nói :'Thật là nan giải! Cùng là yêu cầu của Đảng cả!'. - Nan giải cái cóc gì? Vừa phát động phong trào Ba sẵn sàng xong :'Lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu!'. Đồng chí Bí thư quên rồi à? Hàng nghìn cán bộ, đoàn viên, thanh niên trường ta đã lên đường. Mình là Phó Bí thư cũng phải lên đường. Lời nói phải đi đôi với việc làm - Rương nói với thái độ dứt khoát! Tôi nảy ra sáng kiến: - Hai quyết định đều của Đảng, vậy đến xin ý kiến Đảng, xin ý kiến 'Anh cả' là chuẩn nhất - Tôi buột mồm gọi đồng chí Trường Chinh là 'Anh cả' vì đồng chí là anh ruột đồng chí Đặng Xuân Rương và trong kháng chiến chống Pháp chúng tôi thường hát bài 'Ta hoan hô Người Anh cả Trường Chinh - Đang chăm lo cho đất Việt nở hoa'. Đồng chí Trường Chinh tiếp chúng tôi ở một căn phòng giản dị tại Văn phòng Trung ương Đảng. Sau khi hỏi thăm tình hình Trường Sư phạm và Đoàn thanh niên của trường như những lần trước, đồng chí Trường Chinh hỏi tôi: - Ý kiến Đoàn Thanh niên về việc chú Rương đi bộ đội hay đi Liên Xô như thế nào? - Thưa Chủ tịch, anh em cũng thống nhất ý kiến với đồng chí Rương: 'Hiện nay chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu!'. Đoàn thanh niên lại vừa phát động 'Phong trào Ba sẵn sàng'. Hàng nghìn đoàn viên, thanh niên Trường Sư phạm đã lên đường ra mặt trận. Rương đi bộ đội, đến ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước sẽ đi nghiên cứu sinh cũng không muộn ạ. Đồng chí Trường Chinh rất vui vẻ, nói với chúng tôi: - Ý kiến các chú thế là đúng. Người cộng sản phải nhất quán từ ý nghĩ đến lời nói, đến việc làm. Mà việc làm là thước đo ý nghĩ, lời nói của Người cộng sản. Đồng chí còn khen: 'Phong trào Ba sẵn sàng' của Đoàn thanh niên phát động là rất kịp thời, rất tốt! Đến cuối năm 1970, nghe tin anh hy sinh khi đang chỉ huy Tiểu đoàn chủ công của Sư đoàn 308 tiến đánh vào Khe Sanh, tôi lặng người, xỉu đi. Tỉnh dậy thấy mình đang nằm ở bệnh viện. Tôi nghĩ tới ngày cưới của Rương dự định vào NOEL sắp tới mà trào nước mắt. Nhiều đêm mơ thấy Anh trở về Văn phòng Đoàn Trường Đại học Sư phạm chúng tôi. Người cao lớn, da trắng nõn, mặt rạng rỡ, cười tươi như hoa. Anh không chỉ tượng trưng cho khí phách anh hùng mà còn tượng trưng cho sự hấp dẫn của cánh cán bộ Đoàn chưa vợ chúng tôi hồi đó. Chúng tôi thường gọi anh là Hoàng tử Nga vì anh học Nga văn ra. Còn chị Tôn Thị Tĩnh thì lại từ cõi chết trở về chói lọi. Theo lời kêu gọi của 'Phong trào Ba sẵn sàng', chị xung phong đi công tác miền Nam, hoạt động trong lòng địch, rồi bị bắt. Địch tra tấn dã man, đưa đi khắp các nhà tù miền Nam rồi về Khám lớn Chí Hoà và bị đày ra Côn Đảo. Khi ký kết hiệp định Paris, tù binh hai bên được trao trả, chị được đưa từ Côn Đảo về Sầm Sơn. Bên sóng biển rì rào, ngồi nghe chị kể về cuộc đấu tranh trong nhà tù mà cả nhà văn Phan Tứ, Xuân Thiều và chúng tôi đều không cầm được nước mắt. Sau này chị về Ban Văn hoá Tư tưởng TW và kết hôn với nhà văn Nguyên Ngọc. Đây cũng là thiên tình sử rất đẹp của 'Phong trào Ba sẵn sàng'. Vì sao 'Phong trào Ba sẵn sàng' lại có sức hấp dẫn, cuốn hút thanh niên đến mê hồn như thế và hiệu quả lại lớn lao như thế? Là một cán bộ Đoàn thời kỳ 'Ba sẵn sàng' tôi nghĩ đó là một phong trào đáp ứng được nguyện vọng bức xúc của thanh niên. Khi nước nhà bị lâm nguy, ý chí quật cường, lòng tự tôn dân tộc, khí phách anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam với truyền thống 4000 năm lịch sử bùng dậy. "Phong trào Ba sẵn sàng" phát ra, thanh niên ào ào nhập vào như những dòng suối đổ vào sông, sông đổ ra biển cả. Nhưng điều quan trọng nữa là nội dung "Ba sẵn sàng" của Đoàn ta đã mang được tầm vóc của đất nước, của lịch sử, nâng thanh niên lên ngang tầm của thời đại lúc bấy giờ. Ai nhập vào 'Phong trào Ba sẵn sàng' là đã hoá thân thành anh hùng. Họ hiểu được họ đang sống vì cái gì và dưới ánh sáng của nó mà hiểu rõ ý nghĩa cuộc đời mình. Phong trào và con người thanh niên như thuyền với nước. Phong trào nâng thanh niên lên, thanh niên với những hoạt động của mình lại làm giàu cho phong trào; Phong trào lại trở nên hấp dẫn hơn, thanh niên lại bị cuốn hút hơn... Cứ như thế mà 'Phong trào Ba sẵn sàng' đã phát triển, lớn mạnh không ngừng, trở thành cao trào cách mạng của thanh niên, của dân tộc Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ. Từ '"Phong trào Ba sẵn sàng", sau khi miền Nam được giải phóng, nước nhà được thống nhất tiến lên Chủ nghĩa xã hội, tiến hành CNH-HĐH, xây dựng Việt Nam 'Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh', cùng với các phong trào như 'Thanh niên cứu quốc', 'Thanh niên xung phong' trước đây đã hoà quyện vào nhau và ngày nay đã chuyển sang 'Phong trào thanh niên tình nguyện'. Bất cứ giai đoạn cách mạng nào, Đoàn ta và thanh niên ta cũng có những nhiệm vụ, thời cơ và thách thức khác nhau. Nhưng ý chí quật cường, lòng tự tôn, khí phách anh hùng của tuổi trẻ; đức tính tận tuỵ hy sinh, tinh thần dũng cảm sáng tạo, sự mẫn cảm về thời cuộc, lòng trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng và nhân dân của cán bộ Đoàn thì thời nào cũng không thiếu. Tôi đầy lòng tin tưởng và hy vọng 'Phong trào Thanh niên tình nguyện' cũng sẽ phát triển mạnh mẽ, cuốn hút và đi tới cao trào cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam như 'Phong trào Ba sẵn sàng' của Đoàn ta cách đây 80 năm. Theo lời kể của Trịnh Ngọc Trình - Bí thư Đoàn trường Đại học Sư phạm Hà Nội khóa 1962-1965, người đã phát động phong trào Ba sẵn sàng. Theo:www.vinacomin.vn
Từ "Phong trào Ba sẵn sàng" đến Thanh niên tình nguyện (15:35:11 Ngày 25/03/2011) Sau thất bại trong chiến lược 'chiến tranh đơn phương' và tiếp đến là thất bại của chiến lược 'chiến tranh đặc biệt', đế quốc Mỹ ồ ạt đem quân đổ bộ vào miền Nam chuẩn bị tiến hành chiến lược chiến tranh mới 'chiến tranh cục bộ', và đe doạ dùng không quân, hải quân đánh phá Miền Bắc.
xâm lược.