PGS.TS Lê Nguyên Cẩn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Email: lenguyencan@yahoo.com.vn
=========================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS.TS Lê Nguyên Cẩn sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « Giao lưu văn hóa Pháp – Việt: tiếp xúc và tiếp biến" (L’interchange de la culture franco-vietnamien: la rencontre et l’acculturation).
Tóm tắt: Báo cáo của chúng tôi, thể hiện trong: Một cuộc tiếp xúc lịch sử; Một tiếp biến văn hóa tương hỗ; Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đối với lĩnh vực sân khấu Việt Nam; Ảnh hưởng của văn hóa Pháp trong lĩnh vực tiểu thuyết Việt Nam; Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đối với Thơ mới Việt Nam, hướng tới làm sáng tỏ các kết luận sau đây:
Cuộc tiếp xúc Pháp – Việt là cuộc tiếp xúc mang tính lịch sử, diễn ra trong thời điểm thế giới được trải phẳng, trong thời điểm mà phương Tây nói chung, Pháp nói riêng đã có là chủ nghĩa duy lý Descartes, đỉnh caovề mặt triết học và các thành tựu kỹ thuật quan trọng liên quan tới kỹ thuật hàng hải và quân sự. Cuộc tiếp xúc Pháp – Việt nằm trong hành trình Đông tiến của phương Tây dẫn tới sự giao thoa văn hóa, cho dù, sự giao thoa này mang tính cưỡng bứcở một mức độ nhất định, nhưng nó góp phần mở rộng và hoàn thiện bản đồ thế giới, mở rộng sự hiểu biết của nhân loại về nhân loại.
Việc tiếp xúc văn hóa Pháp- Việt diễn ra theo qui luật tiếp hợp văn hóa dựa trên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Bản chất của qui luật tiếp hợp theo quan niệm văn hóa Việt Nam là đảm bảo sự toàn vẹn của đất nước, của dân tộc. Đối với người Việt Nam, cái thiêng liêng nhất là Tổ quốc và gia đình, Tổ quốc hòa bình gia đình hạnh phúc. Đây là loại hình văn hóa nhân cách luận, khác với loại hình văn hóa cá nhân luận của phương Tây. Vì thế cuộc tiếp xúc văn hóa Pháp – Việt hàm chứa trong nó những cái mà người Việt Nam luôn luôn muốn gìn giữ và bảo tồn, mà cũng vì thế người Việt Nam đã tiếp nhận nền văn hóa Pháp – một nền văn hóa nhân văn dựa trên nền tảng duy lý luận để bổ sung vào kho tàng văn hóa nhân cách luận vốn có của người Việt Nam.
Nền văn hóa Pháp, mà các đại diện ưu tú của chủ nghĩa cổ điển Pháp là La Fontaine, J.B.P. Molière…, những nhà ngoại giao không hộ chiếu, đã mang lại cho sân khấu Việt Nam một tinh thần Pháp mang tính nhân văn và khả năng dung hợp cộng đồng lớn. Tinh thần Pháp này mang tầm chiến lược gắn với thời kỳ Pháp hoàn thành việc thuộc địa hóa Việt nam, tạo ra điều kiện ổn định và phát triển kinh tế. Chủ nghĩa cổ điển Pháp đã góp công góp sức tạo dựng nền kịch nói Việt Nam, ngoài Nhà hát lớn - công trình kiến trúc cổ điển mang tầm vóc thế kỷ ở Hà Nội, thì còn để lại những dấu ấn đậm nét qua một số đại diện của sân khấu Việt Nam đầu thế kỷ XX như Vũ Đình Long (với Chén thuộc độc), và sau này như Lông Chương (với Quẫn), Lưu Quang Vũ (với Bệnh sĩ).
Cuộc giao lưu tiếp xúc Pháp –Việt đã làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam, kiến tạo nền tiểu thuyết Việt Nam. Nền văn hóa Pháp, với đặc trưng duy lý của có, đã tạo ra tính chất hàng hóa cho lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, chuyển đổi nền văn học nghệ thuật mang tính chất biếu tặng trước đây trở thành loại hàng hóa tinh thần đáp ứng cho thị hiếu mới đang nảy sinh, thị hiếu được sản sinh ra từ tầng lớp thị dân và những trí thức tiểu tư sản. Hình thức văn học biếu tặng trước đây thiên về những hình thức qui phạm chặt chẽ (thơ ngâm vịnh, câu đối, thơ mừng tuổi, thơ chúc tết, cho chữ..) khi chuyển thành hình thức văn học mang tính hàng hóa thì đã tạo ra sự thay đổi về chất liệu và hình thức: xuất hiện các đề tài và mô hình kể chuyện mới. Nghệ thuật kể chuyện trong văn xuôi Việt Nam, với đỉnh cao là các tiểu thuyết thời kỳ 1930-1945, khai thác các kỹ thuật phân tích tâm lý và khả năng thẩm định phê phán theo mô hình tiểu thuyết Pháp, cho dù dấu ấn cá nhân chủ nghĩa theo kiểu A.Gide khá rõ trong những năm đầu của giai đoạn này (tiêu biểu là cuốn Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng).
Ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp thể hiện khá đậm nét trong cuộc cách mạng thơ ca Việt Nam mang tên Thơ Mới, giai đoạn 1930-1945. Trước 1930, trên thi đàn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Khắc Hiếu với bút danh Tản Đà – một bút danh khẳng định đậm nét dấu ấn cá nhân qua sự kết hợp của hai thực thể thiêng liêng trong tâm linh người Việt : núi Tản Viên và sông Đà giang, là thần tượng. Nhưng rồi Tản Đà đã bị thế hệ của Thế Lữ vượt qua, bởi lẽ nỗi buồn thân phận nhẹ nhàng không phản kháng của Tản Đà không còn là thị hiếu của thời đại nữa. Thơ của thế hệ Thế Lữ mang lại cho thi đàn một cái tôi mới, khẳng định cái cá nhân nhiều hơn. Nhưng Thơ mới, thực sự trở thành Thơ mới với thế hệ của Xuân Diệu, một nền thơ có lý luận có cá tính sáng tạo mãnh liệt, dùng triết lý phương Tây để khẳng định cái tôi.
Nhìn chung, cuộc tiếp xúc văn hóa Pháp –Việt trên bình diện văn chương, diễn ra theo chiều thời gian và vận động theo trình tự: thứ nhất, giữ lại những tính chất văn hóa đã có và từng bước thêm vào những cái mới cần thiết mà cuộc sống đòi hỏi và thực tiễn cung cấp; thứ hai, tạo ra các tác phẩm văn chương phỏng tác hay sao chép theo mức độ và tùy thuộc tác giả; thứ ba, tạo ra những tác phẩm mới ở đó sự tiếp thu, tiếp biến và giao lưu văn hóa hòa quyện vào nhàu, tạo thành sự vượt trội về chất lượng, thể hiện trong tiểu thuyết và thơ Mới giai đoạn 1930-1945.
Từ khóa: giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa, bản sắc văn hóa Việt Nam, tiểu thuyết Việt Nam, Thơ Mói Việt Nam, Kịch nói Việt Nam.
Résumé: Notre rapport, exprimé en: Une rencontre historique; Une acculturation mutuelle; L'influence de la culture française sur le théâtre vietnamien; L'influence de la culture française dans le domaine des romans vietnamiens; L'influence de la culture française sur la Nouvelle Poésie vietnamienne, est de clarifier les conclusions suivantes:
Le contact franco-vietnamien est une rencontre historique qui se déroule à une époque où le monde est plat, à une époque où l'Occident en général et la France en particulier est influencés par le rationalisme de Descartes, et aussi par les succès importants des techniques maritime et militaire. Le contact franco-vietnamien fait partie dans la marche vers l’Orient, réalisé par l'Occident, une marche historique qui conduit vers les relations culturelles, bien que cette interférence soit obligatoire dans une certaine mesure, mais elle contribue à l'expansion et à la perfection la carte du monde, élargit la compréhension humaine de l'humanité.
Le contact avec la culture franco-vietnamienne se fait selon la loi d'intégration culturelle basée sur l'identité nationale de la culture vietnamienne. L'essence de la règle de greffage selon la culture vietnamienne est d'assurer l'intégrité du pays et de la nation. Pour les Vietnamiens, le plus sacré est la patrie et la famille, la paix pourla patrie et la bonheur pour la famille. C'est un type culturel du personnalisme, contrairement à la culture de l’individualisme occidental.Ainsi, la rencontre culturelle franco-vietnamienne contenait ce que les Vietnamiens ont toujours voulu garder et préserver, et ainsi les Vietnamiens ont reçu la culture française - une culture des caractères humains, basée sur le rationalisme - à ajouter aux trésors culturels vietnamiens.
La culture française, dont les représentations élites du classicisme français comme J.de La Fontaine, J.B.P. Molière ..., des diplomates sans passeport, a apporté à la scène vietnamienne un esprit d'humanisme français et une capacitéimmense de reunir la communauté vietnamienne. Cette esprit français porte un rôle stratégique liée à l'ère colonialisée française au Viet Nam, à la fois, élargit des conditions stables en but de développer l'économie. Sauf à l'Opéra - l'architecture classique du siècle à Ha Noi, le classicisme français a contribué à la création de drames théâtraux au Vietnam, laissant une impression audacieuse à travers quelques représentants du théâtre vietnamien au du XXe siècle, comme Vu Dinh Long (la pièce Une coupe de poison), et plus tard, comme Long Chuong (la pièce L’homme affolé), Luu Quang Vu (la pièceL’orgueilleux).
L‘interchange de la culture franco-vietnamiennea modifié l'apparence de la littérature vietnamienne en constribuiant de former des romans vietnamiens. Avec son caractère rationnel, la culture française a créé unequalité des marchandises dans la littérature vietnamienne, transformant la caractère du don decettelittérature en caractère de marchandise. La caractère de marchandise rend aux nouveaux goûts des citadins et des petits propriétaires. Les anciennes formes de littérature en caractère du donont pris, souvent, la forme de règles strictes (la poésie chantonnée, les sentences parallèles, la poésie en but de souhaiter une heureuse année, de féliciter anniversaire, d’offrir des bons lettres ...) lorsqu'elles ont été converties en une littérature de la marchandise, elles acceptentdes changementsprincipaux de matériau et de forme: l’apparition de nouveaux thèmes et de modèles de narrer. La narration de la prose vietnamienne, culminant dans les romans 1930-1945, explore les techniques psychique et critique de la modèle française, malgré l'empreinteindividuelle d’ A. Gide est assez claire dans les premières années de cette période (typique est le roman intitulléL’homme valeureux à Xiaoshan de Khai Hung).
L'influence de la culture française expriment tout à fait audacieux dans la révolution de la poésie vietnamienne,nomméeLa Nouvelle poésie, en période 1930-1945. Avant 1930, sur la Parnasse du VietNam, poète Nguyen Khac Hieu, sous le nom de plume Tan Da qui est un pseudonyme audacieux en but d’affirmerla personnalité grâce à la combinaison des deux entités sacrées du Vietnam spirituel: Mont Tan Vien et la rivière Da Giang, est l'idole. Mais Tan Da a été franchir par la génération de The Lu, parce que la tristesse douce sans protester dans la poésie de Tan Da ne conforme plus aux goûts du temps. La génération de The Lu apporte à la poésie un nouveau ego plus personnel. Mais la Nouvelle Poésie devient, en réalité, la nouvelle poésie avec la génération de Xuan Dieu. Cette génération forme une poésie raisonnable et créative d’une personnalité intense, utilise la philosophie occidentale pour affirmer le moi.
En générale, la rencontre culturelle franco-vietnamienne au niveau littéraire se déroule dans un ordre chronologique et suit une séquence de mouvements: d'abord, conserver des biens culturels existants et l'ajouter progressivement la nouvelle nécessité que la vie exige et que procure la réalité; deuxièmement, adapter des œuvres littéraires françaises ou en imiter selon le degré et selon l'auteur; troisièmement, créer de nouveaux écrits dans lesquels l'acquisition, la transformation et l'échange interculturel s'épanouir en un pli, formant une supériorité de qualité, reflétée dans les romans et la nouvelle poésie, en période 1930-1945.
Mots-clés: acculturation, interchange culturelle, adaptation culturelle, identité culturelle vietnamienne, romans vietnamiens, la Nouvelle Poésie vietnamienne, drames vietnamiens.