PGS.TS. Đặng Anh Đào, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Email: danganhdao@gmail.com
================================================
Trong Hội thảo khoa học quốc tế : « Giao lưu văn hóa Việt-Pháp : Thành tựu và triển vọng » (Échanges culturels Franco-vietnamiens : réalisations et perspectives ) diễn ra vào ngày 16-17/4/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sẽ thuyết trình báo cáo về chủ đề : « GẶP GỠ VĂN HỌC PHÁP"(A LA RENCONTRE DE LA LITTÉRATURE FRANÇAISE).
Tóm tắt: Bài viết nêu vấn đề đi tìm những con đường giao lưu với văn học Pháp. Xuất phát từ thể nghiệm của bản thân, đặc biệt là ở khoảng thời thơ ấu với không khí gia đình, nhà trường, thiên hướng nghề nghiệp, môi trường xã hội với những đổi thay theo những biến cố chính trị đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu và sự hiểu biết sâu sắc về nền văn học Pháp của tác giả. Những gì đẹp đẽ nhất trong quãng thời thơ ấu của tác giả gắn với Victor. Trước hết, Victo Hugo là đại dương, là biển và màu xanh biếc, là những sắc màu rực rỡ với những Esméralda, Quasimodo, với những Thu Dan Mot, Saigon, Cho-len… của một tác giả chưa từng đặt chân đến Việt Nam. Đến khi trưởng thành, tác giả lại đi tìm Stendhal, Rimbaud Baudelaire với Đỏ và Đen và thần tượng Julien Sorel. Tiếp theo, tác giả trình bày sự gặp gỡ, giao lưu với nền văn học ấy qua một giai đoạn đỉnh điểm 1930 – 1945 và một thể loại hằn rõ dấu vết của sự gặp gỡ – đó là thơ. Sự gặp gỡ này được thể hiện rõ nét thông qua việc phân tích, đối chiếu với thơ truyền thống trên ba bình diện: những môtíp và đề tài mới xuất hiện; phân tích về từ vựng; cấu trúc câu thơ đổi mới. Từ đó, có thể thấy rằng điều quan trọng nhất trong tất cả mọi đổi mới khi gặp gỡ với thơ Pháp là chúng đã khiến cho thơ có tính chất riêng tư hơn. Từ sự giao lưu với văn học Pháp, bản tham luận cho rằng: chỉ trong sự tiếp nhận và giao lưu với “Kẻ khác”, văn học Việt Nam mới có thể đổi mới và đuổi kịp nhịp độ của thời đại. Cuối cùng là ghi nhận của một dịch giả từ việc tập trung phân tích Balzac – một trong những tác giả được dịch nhiều nhất và dịch giả tương ứng là Huỳnh Lý minh chứng cho bản chất của hành động chuyển ngữ. Tác giả đối chiếu nguyên bản một tác phẩm (Eugénie Grandet) với bản dịch ở các mục mà dịch giả đã thực hiện để phù hợp với thị hiếu của độc giả tiếp nhận tác phẩm tương ứng với thời điểm xuất hiện, trên các phương diện: hình ảnh in ấn; những lược bỏ; sự thêm thắt: nhịp và điệu. Bản báo cáo này đặt ra những câu hỏi thay vì giải quyết vấn đề. Vấn đề lớn nhất là: làm sao mỗi đóng góp nhỏ đều quy tụ vào một hướng để có thể giải quyết vấn đề.
Từ khoá: thể nghiệm cá nhân, phân tích, đối chiếu tác phẩm, thực nghiệm, đối chiếu văn bản dịch
Résumé :Le but de l'intervention: présenter quelques points de rencontres de la littérature française et celle du Vietnam. A partir de l'expérimentation personnelle, l'analyse d'un moment et d'un genre littéraire, notre intervention démontre les marques de l'apogée du rendez-vous et le rôle de la traduction. Les éléments contribuant à la rencontre des littératures
L'ambiance familiale (bibliothèque, conversations en langues étrangères, disques....)
peut rendre une littérature familière pour l'enfant. Ensuite, viennent l'enseignement, l'ambiance sociale, les penchants professionnels. Mes premiers livres préférés sont ceux de V.Hugo. Ensuite, ce sont Stendhal, Rimbaud, Verlaine. Mon idole, c'est Julien Sorel...
Le rendez-vous avec la littérature française marque son apogée dans la période qui va de 1930 à 1945 et les traits les plus visibles sont perçus dans la poésie: des thèmes nouveaux, une rentrée des mots non-poétiques(selon la conception traditionnelle)dans le vocabulaire, la structure des vers.
La traduction est un pont qui relie les rivages des pays mais elle varie selon le gout des lecteurs et la temporalité. Pour démontrer cette remarque, cette intervention a choisi une œuvre des plus réédités(Eugénie Grandet) traduite par un spécialiste émérite(Huynh Ly).Pour conformer à l'habitude du lecteur de son temps, il a modifié" le texte de Balzac en faisant des omissions, des ajouts et le rythme. Maintenant, la traduction de Huynh Ly est déjà surannée mais on pourra toujours en tirer des expérimentations...,"on a les traductions qu'on mérite Elles sont le fruit du moment historique et le rapport entre langues-comme Henri Mes chonic l'a dit.
Mon intervention pose des problèmes au lieu de les résoudre. Mais j'espère toujours que la connaissance de l'Autre nous donne des bonnes résolutions.
Mots-Clés: expérimentation personnelle; analyse des textes; confrontation des textes ;pratique de la traduction