Tiếng Việt
English
Search
“CHUẨN MỰC - SÁNG TẠO - TIÊN PHONG”

3/12 Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2010 thuộc về 3 nhà khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội


17-02-2012

Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 12 công trình trong lĩnh vực khoa học và công nghệ năm 2010. Vinh dự và tự hào, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là đơn vị dẫn đầu toàn quốc đạt nhiều giải thưởng nhất: 3/12 Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2010 thuộc về 3 nhà khoa học của Trường: GS.NGƯT Lê Bá Thảo, GS.NGND Lê Trí Viễn và GS.TSKH.NGND Bùi Văn Ba (Phương Lựu).

Giải thưởng Hồ Chí Minh là giải thưởng cấp quốc gia của Việt Nam trao tặng cho những công trình nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, những công trình giáo dục và văn học, nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật; đã được công bố hoặc sử dụng từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 12 công trình trong lĩnh vực khoa học và công nghệ năm 2010, trong đó có 5 công trình khoa học xã hội và nhân văn, 3 công trình khoa học tự nhiên, 2 công trình khoa học kỹ thuật, 1 công trình khoa học nông nghiệp và 1 công trình khoa học y - dược.

Vinh dự và tự hào, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là đơn vị dẫn đầu toàn quốc đạt nhiều giải thưởng nhất: 3/12 Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2010 thuộc về 3 nhà khoa học của Trường: GS.NGƯT Lê Bá Thảo, GS.NGND Lê Trí Viễn và GS.TSKH.NGND Bùi Văn Ba (Phương Lựu).

Xin trân trọng giới thiệu:

Cụm công trình: Thiên nhiên, lãnh thổ và các vùng địa lý Việt Nam. Tác giả: GS. Lê Bá Thảo.

GS.NGƯT Lê Bá Thảo

Cụm công trình: Nghiên cứu, phê bình văn học trung đại Việt Nam và ngữ văn Hán Nôm. Tác giả: GS. Lê Trí Viễn.

 

 
 
GS.NGND Lê Trí Viễn

Cụm công trình: Lý luận phê bình, phương pháp luận nghiên cứu văn học. Tác giả: GS.TSKH Bùi Văn Ba (Phương Lựu).

 

GS.TSKH.NGND Bùi Văn Ba (Phương Lựu)

Xin nhiệt liệt chúc mừng GS.TSKH.NGND Bùi Văn Ba (Phương Lựu) và gia đình của hai cố Giáo sư: GS.NGƯT Lê Bá Thảo, GS.NGND Lê Trí Viễn.

Chúc mừng Đại học Sư phạm Hà Nội của chúng ta !

 

12 công trình trong lĩnh vực khoa học và công nghệ năm 2010:

1. Công trình: Một số vấn đề lý luận về xây dựng Đảng đối với một đảng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhóm tác giả: Cố GS. Đặng Xuân Kỳ, PGS. TS. Nguyễn Thanh Tuấn, PGS. TS. Trần Minh Trưởng.
2. Cụm công trình: Văn hóa Việt Nam: Truyền thống và hiện đại. Tác giả: Cố GS. Trần Quốc Vượng.
3. Cụm công trình: Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa, văn nghệ Việt Nam. Tác giả: GS. Hà Minh Đức.
4. Cụm công trình: Nghiên cứu, phê bình văn học trung đại Việt Nam và ngữ văn Hán Nôm. Tác giả: GS. Lê Trí Viễn.
5. Cụm công trình: Lý luận phê bình, phương pháp luận nghiên cứu văn học. Tác giả: GS.TSKH Bùi Văn Ba (Phương Lựu).
6. Cụm công trình: Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng granitoit trước Đệ Tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam. Đồng tác giả: gồm 49 người.
7. Cụm công trình: Động vật chí Việt Nam và Thực vật chí Việt Nam, Sách Đỏ và Danh lục Đỏ Việt Nam. Đồng tác giả: 45 người.
8. Cụm công trình: Thiên nhiên, lãnh thổ và các vùng địa lý Việt Nam. Tác giả: Cố PGS. Lê Bá Thảo.
9. Công trình: Ứng dụng 5 giải pháp khoa học công nghệ để chế tạo các loại thiết bị nâng hạ tại Việt Nam. Tác giả: CN. Nguyễn Tăng Cường.
10. Cụm công trình: Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ ngành Điện ảnh phục vụ kháng chiến bảo vệ tổ quốc và phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Tác giả: PGS. TS. Trần Quang Ngọc.
11. Cụm công trình: Ngăn sông đập trụ đỡ và đập xà lan. Đồng tác giả: 1. GS.TS Trương Đình Dụ, PGS.TS Trần Đình Hòa. 3. ThS Trần Văn Thái, ThS Thái Quốc Hiền, ThS Trần Minh Thái, TS. Vũ Hồng Sơn, ThS Nguyễn Thế Nam, 8. ThS Phan Đình Tuấn.
12. Cụm công trình: Nghiên cứu mô hình kết hợp quân dân y phục vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân trong thời kỳ đổi mới. Đồng tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Thưởng, GS.TS. Lê Bách Quang, Cố GS.TS. Phạm Ngọc Giới. TS. Chu Tiến Cường. TS. Đinh Ngọc Duy, TS. Trần Huy Dụng, BSCKI. Đào Nguyễn Thắng. Cố GS. TS. Đỗ Nguyễn Phương và các cộng sự.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ cũng ký quyết định tặng Giải thưởng Nhà nước cho 20 công trình khoa học và công nghệ, trong đó lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn áp đảo với 11 công trình và cụm công trình, so với khoa học kỹ thuật và y-dược – mỗi lĩnh vực 3 công trình, khoa học tự nhiên - 2 công trình, khoa học nông nghiệp - 1 công trình.

32 công trình và cụm công trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước lần này được lựa chọn từ 67 công trình có hồ sơ xét thưởng hợp lệ.

Giải thưởng Hồ Chí Minh (được xét và công bố năm năm một lần) và Giải thưởng Nhà nước (được xét và công bố hai năm một lần) là những giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực KH&CN được trao tặng cho các công trình góp phần quan trọng, thiết thực và lâu dài phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào sáng ngày thứ bảy, 18/2 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
 

 

Nhân dịp này xin trân trọng giới thiệu lại bài viết "Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với Giải thưởng Hồ Chí Minh" được đăng trên Bản tin Đại học Sư phạm Hà Nội, số 1+2/2011, tr.31-34.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tự hào có nhiều nhà khoa học, nhà thơ, nhà phê bình, lý luận văn học nổi tiếng - những người đã từng là giáo sư, cán bộ khoa học, sinh viên có thời gian công tác và học tập tại Trường kể từ những ngày đầu khai mở nền móng của ngành sư phạm và nền đại học Việt Nam - được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu vắn tắt tên công trình, cụm công trình của các tác giả đạt Giải thưởng. Các bài chi tiết hơn sẽ tiếp tục được giới thiệu ở các bài tiếp theo. 

  Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996) của các nhà khoa học đã từng học tập, công tác ở  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

 1. Giáo sư Đặng Thai Mai

Cụm công trình gồm tác phẩm: Nghiên cứu văn học Việt Nam và Văn học thế giới (1945-1984).

 

2. Giáo sư Lê Văn Thiêm

 Cụm công trình về nghiên cứu cơ bản của toán học lý thuyết và những bài toán về ứng dụng (1960 - 1970).
 

3. Giáo sư Cao Xuân Huy

Công trình Tư tưởng phương Đông (1950-1960-1970) NXB văn học, 1995.

 

4. Giáo sư Trần Văn Giàu


Toàn bộ công trình về Lịch sử Việt Nam gồm 5 bộ, 18 tập (1956-1957).
 

 5. Giáo sư Nguyễn Xiển


Cụm công trình gồm Đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam và Tập bản đồ khí hậu miền Bắc Việt Nam (1968).

 

6. Giáo sư Đinh Gia Khánh

 Cụm công trình gồm bốn tác phẩm nghiên cứu về văn học dân gian

và văn hóa dân gian Việt Nam (các năm 1972, 1989, 1993, 1995).
 

7. Giáo sư Cao Huy Đỉnh

 

 

Các tác phẩm: Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ (1964); Người anh hùng làng Gióng (1969);

Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974).

 

8. Giáo sư Hoàng Tụy 

 

  Các công trình thuộc lĩnh vực tối ưu hóa, nổi bật là hai công trình:

Giải tích tối ưu toàn cục và quy hoạch D.C và ứng dụng (những năm 1960).

 

 9. Giáo sư Đào Văn Tiến


Tập hợp các công trình điều tra cơ bản động vật học ở Việt Nam (1957 - 1980).
 

10. Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu


Nghiên cứu về các hạt sơ cấp (tính đối xứng, cấu tạo và sự tương tác

của các hạt sơ cấp và các chuẩn hạt trong chất rắn) năm 1960 - 1965.
 

 

Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II (2000) của các nhà khoa học đã từng học tập, công tác ở  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

 

 11. Giáo sư Đào Duy Anh


Cụm công trình lịch sử và văn hóa Việt Nam: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX;

Lịch sử cổ đại Việt Nam; Việt Nam văn hóa sử cương; Đất nước Việt Nam qua các đời.
 

 12. Giáo sư Trần Đức Thảo

 

Công trình Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức.
 

 13. Giáo sư Phạm Huy Thông


 

Cụm công trình Khảo cổ học Việt Nam: Trống Đông Sơn ở Việt Nam (phần mở đầu);

Hang Con Moong;Hùng vương dựng nước (bốn bài đề dẫn).

 

 14. Giáo sư Hà Văn Tấn


Công trình Theo dấu các văn hóa cổ.

 

15. Giáo sư. TS. Nguyễn Đình Tứ

 

Cụm công trình nghiên cứu tương tác của các hạt cơ bản

và hạt nhân ở năng lượng cao và phát hiện phản hạt hyperonsigma âm.
      

16. Giáo sư. TSKH. Nguyễn Văn Đạo

 

 

 Công trình Dao động phi tuyến của các hệ động lực.
 


Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học, nhà thơ, nhà phê bình văn học đã từng giảng dạy tại Ban Đại học Văn khoa - tiền thân trực tiếp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

 17. Giáo sư Nguyễn Văn Huyên

 

 Công trình Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (2 tập).

 

18. Học giả: Trần Văn Giáp

 

 Công trình Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (2 tập).
 

19. Nhà phê bình, lý luận Hoài Thanh

Các tác phẩm: Phê bình tiểu luận (3 tập), Nói chuyện thơ kháng chiến, Thi nhân Việt Nam.

 

20. Nhà thơ Xuân Diệu


Các tác phẩm thơ: Ngọn quốc kỳ (1945); Trường ca (1945); Riêng chung (1961);

Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962); Một khối hồng (1964); Hai đợt sóng (1967);

Tôi giàu đôi mắt (1970); Hồn tôi đôi cánh (1976);

Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (phê bình - tiểu luận, 2 tập, 1981).
 

21. Nhà thơ Huy Cận

Các tác phẩm thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958); Đất nở hoa (1960);

Bài thơ cuộc đời (1963); Hai bàn tay em (1967); Cô gái Mèo (1972);

Chiến trường gần chiến trường xa (1973); Ngày hằng sống ngày hắng thơ (1975);

Ngôi nhà giữa nắng (1978); Hạt lại gieo (1984).
 

Nguyễn Anh

Tham khảo:

-          Cổng thông tin Thi đua Khen thưởng. Web: www.giaithuong.vn

-          Lịch sử Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nxb. ĐHSP, 2006.

Theo Bản tin Đại học Sư phạm Hà Nội, số 1+2/2011, tr.31-34.

17-02-2012