• Tin tức - Sự kiện
  •  
  • Sự kiện
  •  
  • Thông báo
  •  
  • Điểm
  •  
  • Bản tin ĐHSPHN
  •  
  • Lịch công tác tuần
  •  
  • Trang tin tổng hợp
  •  
  • Quản trị
  •  
260

Giáo sư Trần Đức Thảo với Giáo sư Nguyễn Văn Huyên

Lastest update: Thứ ba Ngày 16 tháng 4, 2013
Chuyên mục: Hội thảo Trần Đức Thảo

Thưa quý độc giả! Hướng tới sự kiện quan trọng được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Hội thảo khoa học quốc tế “Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo” vào ngày 07/5/2013 (thứ Ba) mục đích nhận thức toàn diện hơn và vinh danh những cống hiến của Giáo sư Trần Đức Thảo đối với nền triết học và khoa học - giáo dục Việt Nam và thế giới, kể từ hôm nay, 15/4/2013, Ban tổ chức Hội thảo sẽ liên tục đăng các bài viết về Giáo sư Trần Đức Thảo. Xin trân trọng giới thiệu bài viết: "Trần Đức Thảo với Nguyễn Văn Huyên".

 

 

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên và Giáo sư Trần Đức Thảo (thời trẻ)

Khi nói chuyện với tôi về những ngày mới về Việt Bắc, Trần Đức Thảo rất nhớ đến những lần gặp gỡ với Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di, Trần Đại Nghĩa tại nhà của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Ông nói: “Anh Nguyễn Văn Huyên là người rất điềm đạm, dễ mến, nhưng là một trí thức uyên bác, sâu sắc nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hóa-lịch sử.”

Theo lời Trần Đức Thảo thì ông Huyên đã giới thiệu ông Thảo vào Hội đồng quốc gia giáo dục năm 1949 (sắc lệnh 102-SL của Chủ tịch phủ, ngày 4-1-1949), không phải để cho có tên, mà làm việc thực sự, dù lúc đó ông Thảo đang ở Pháp và có thể không về nước (cuối năm 1951, đầu năm 1952 Giáo sư Trần Đức Thảo mới về nước, qua con đường Praha-Matxcơva-Bắc Kinh-Việt Bắc). Hồi về Việt Bắc làm trong Văn phòng Tổng bí thư của đồng chí Trường Chinh, ông Thảo đã đề nghị được nghiên cứu thực tế như thăm các công binh xưởng và trường học kháng chiến. Chính trong quá trình nghiên cứu này, ông Thảo đã đề xuất chú ý hơn đến vấn đề nghiên cứu khoa học cơ bản và thành lập tổ chức nghiên cứu Văn-Sử. Ý kiến này được ông Huyên đồng ý; từ đây mà hình thành ra các nhánh Ban Tuyên huấn Trung ương, Ban Văn Sử Địa rồi các ngành khoa học xã hội nhân văn khác trong Ủy ban Khoa học xã hội. Ông Huyên cũng là người giới thiệu ông Thảo làm Chủ tịch Hội Pháp-Việt hữu nghị, giúp Chính phủ rất nhiều trong kháng chiến và tiếp quản Viện Viễn Đông bác cổ khi hòa bình lập lại vào năm 1954. Có một chi tiết đáng chú ý là: ông Giám đốc Viện Viễn Đông bác cổ khi đó đã từng là bạn thân của Trần Đức Tảo (anh ruột của Trần Đức Thảo). Ông giám đốc ấy đồng thời cũng là bạn của Nguyễn Văn Huyên. Cho nên việc tiếp quản Viện Viễn Đông bác cổ trở nên dễ dàng và hoàn hảo.

Trong giáo dục đại học, ông Thảo kiên trì sự cân bằng giữa nghiên cứu và giảng dạy, giữa văn khoa và sư phạm, và quan điểm này rất được ông Huyên ủng hộ. Tuy nhiên, giữa hai người cũng có tranh luận. Ví dụ, ông Thảo nói: trong hoạt động khoa học, nhà khoa học phải tự nuôi sống mình bằng trí tuệ của mình thông qua việc công bố các công trình khoa học, thì ông Huyên bảo: “Điều này ở Việt Nam là khó”. Hoặc ông Thảo nói: nhà khoa học có thể phạm sai lầm nhưng đó là sai lầm khoa học chứ không phải sai lầm nhân cách, thì ông Huyên bảo: “Có lẽ anh là người mơ mộng”. Thực tế cuộc sống đã chứng minh ông Huyên đúng.

Khi có vụ Nhân văn-Giai phẩm, trong đó có sự tham gia của ba nhà khoa học lớn lúc bấy giờ là Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, riêng với ông Thảo, Bộ trưởng Huyên có trao đổi với Thứ trưởng Hà Huy Giáp: về trường hợp Giáo sư Trần Đức Thảo, nên xin ý kiến Bác Hồ. Ông cũng có gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng để bày tỏ quan điểm của mình. Lúc các thầy giáo ở Đại học tổ chức đấu tranh tư tưởng với Trần Đức Thảo thì Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên đề nghị Thứ trưởng Hà Huy Giáp công bố thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Giáo sư Trần Đức Thảo. Thư viết vào tấm danh thiếp của Thủ tướng, trong đó có mấy chữ: “Anh Thảo, xin anh nghĩ lại”. Chỉ thế thôi mà tình thế thay đổi hẳn. Và sau này, chính Bác Hồ đã bàn với ông Huyên về bố trí công việc cho ông Thảo và ông Đào Duy Anh (về việc này ông Cù Huy Cận nói rõ trong thư gửi GS Trần Đức Thảo vào ngày 4-5-1959). Sau này, ông Thảo vẫn cứ tâm đắc nói với tôi: “Nên gọi ông Huyên là nhà văn hóa-lịch sử chứ không phải là nhà văn hóa học hay sử học đơn thuần”. Và ông Thảo cũng cho rằng, ông Huyên là người đầu tiên đặt nền móng cho ngành văn hóa-lịch sử, tức là một ngành nghiên cứu tình cảm con người Việt Nam trong đời sống văn hóa để hiểu về lịch sử Việt Nam.

Theo ông Thảo thì chính Nguyễn Văn Huyên là người sáng tạo ra khái niệm Đông Nam Á đầu tiên trong luận án phụ khi bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương.

Với quan điểm có một vùng mờ ảo trong lịch sử văn hóa, địa lý tự nhiên và con người, nên ông Thảo đánh giá cao vai trò của cảm giác trong việc nhìn nhận con người mà ông Huyên là một minh chứng. Trong xu hướng triết lý Nguyễn Văn Huyên, hương vị, cảm giác Việt Nam thấm đẫm trong mọi tư duy, hành vi và từ đó tạo nên bản sắc. Tôi có nhớ ông Huyên từng nói: Việt Nam cũng như các nước phương Đông tự nhân loại hóa mình bằng việc tìm cảm giác, tìm hương vị của sự sống mang tính toàn thể của nó, rõ nhất là trong văn hóa lễ hội, văn hóa lối sống mà ông Hà Huy Giáp gọi là “phong hóa”.

Có lẽ có sự thông cảm sâu sắc về khoa học như vậy, nên ông Nguyễn Văn Huyên đánh giá cao Trần Đức Thảo về mặt triết học, đồng thời cũng rất trân trọng những tư tưởng của Trần Đức Thảo về sử học, nhất là trong tác phẩm “Về Đông Dương” mà Trần Đức Thảo viết năm 1946. Ông Nguyễn Văn Huyên có nói với tôi, ông có ấn tượng sâu sắc về bài viết của Trần Đức Thảo: Vietnam and East Asia, in trong The Far Eastern Economic Review, số chuyên đề về Đông Dương thuộc Pháp (tháng 8/1947). Nguyễn Văn Huyên đặc biệt khâm phục Trần Đức Thảo khi ông Thảo phân tích sự vận động của tư tưởng cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ông Thảo nói rõ: Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, nhưng để chuyển hướng cách mạng theo con đường tiến bộ, thì các nhà cách mạng Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế lại tiếp nhận lý luận cách mạng của phương Tây qua các nhà lý luận cách mạng Trung Quốc như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, và đặc biệt là Tôn Dật Tiên. Ông Thảo cho rằng đó là một nét độc đáo về lịch sử. Nguyễn Văn Huyên cho rằng đó là sự phân tích kỳ tài. Nếu không nắm được nét căn bản của sự vận động tinh thần của dân tộc thì không thể có nhận xét như vậy.

Nguyễn Văn Huyên nói với tôi: “Khi trao đổi về vấn đề này, tôi có hỏi Trần Đức Thảo: động lực nào đã đưa đến sự vận động tinh thần như vậy?”. Trần Đức Thảo trả lời: đó là nhu cầu của cả một dân tộc đấu tranh tự giải phóng để vươn tới tự do. Nhu cầu tự do đã làm cho các nhà cách mạng thời đó phải đi tìm một hướng mới, nhưng công cụ mà họ có trong tay lúc ấy chỉ có Hán văn. Từ những sự việc mà hai ông Trần Đức Thảo và Nguyễn Văn Huyên cho tôi biết trên đây đã giải thích cho tôi rõ sự quý trọng của Nguyễn Văn Huyên đối với Trần Đức Thảo. Cho đến tận những ngày trước lúc đi Pháp, Trần Đức Thảo vẫn rất day dứt vì khi Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên qua đời, ông không có điều kiện đến thắp một nén hương cho người bạn mà ông rất tri ân.

Tôi có may mắn được tiếp xúc, được làm việc với Giáo sư Trần Đức Thảo và Giáo sư Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên nên hiểu rõ được tư tưởng của hai nhà trí thức lớn và tình cảm quý trọng lẫn nhau của họ để viết những dòng hồi ký này.

                                                                                                  TP. Hồ Chí Minh, ngày 18/9/2011

                                                                         Bản do Ts Cù Huy Chử gửi cho VHNA

Theo: http://www.vanhoanghean.com.vn

Publish: 15/04/2013 Views: 19996
Trở lại
Tin cùng chuyên mục
  • Giáo sư Trần Đức Thảo: Việt Nam và Đông Á (“Vietnam and East Asia”, The Far Eastern Review, 1947).
  • Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu: Đôi điều được nghe về Triết gia Trần Đức Thảo
  • Trần Đức Thảo - một nhân cách lớn, một nhà triết học tư duy không mệt mỏi
  • Báo Nhân dân: Trần Đức Thảo - Nhà triết học tài danh yêu nước
  • Video bản tin truyền hình Thông tấn xã Việt Nam: Hội thảo khoa học quốc tế về Giáo sư Trần Đức Thảo
  • Hội thảo khoa học Quốc tế "Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo" tại Trường ĐHSP Hà Nội thành công tốt đẹp
  • Báo chí toàn cảnh: Về Hội thảo khoa học quốc tế "Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo" do Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức ngày 7/5/2013
  • Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam thông báo lịch phát sóng bản tin Hội thảo về Giáo sư Trần Đức Thảo
  • TTXVN: Hội thảo về GS Trần Đức Thảo: Triết gia giữa núi rừng Việt Bắc
  • Video truyền hình Internet BĐTĐCSVN: Hội thảo khoa học quốc tế "Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo"
  • Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương: "Tư tưởng triết học và giáo dục của GS. Trần Đức Thảo "
  • Chương trình chi tiết Hội thảo khoa học Quốc tế "Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo"
  • Hành trình triết học Trần Đức Thảo - Hồi Ký (Triết học) của Trần Đức Thảo
  • TƯ DUY TRIẾT HỌC TRẦN ĐỨC THẢO VÀ TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
  • Thông báo chương trình Hội thảo khoa học quốc tế “Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo”
  • Trần Đức Thảo và cuốn Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức
  • Giáo sư Trần Đức Thảo - nhà trí thức yêu nước, nhà khoa học có tinh thần dân tộc, nhà triết học Việt Nam nổi tiếng thế giới
  • Tọa đàm khoa học về Giáo sư Trần Đức Thảo tại Trung tâm Văn hóa Pháp - L'Espace (Hà Nội, 2010)
  • GS Trần Đức Thảo - Một tài năng triết học nổi tiếng thế giới
  • Giáo sư Trần Đức Thảo với Giáo sư Nguyễn Văn Huyên

Sự kiện nổi bật

  • Thông báo tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh bậc 2, 3, 4, 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương các cấp độ A2, B1, B2, C1 theo khung CEFR, tháng 1/2021 Public: 25/12/2020 - Views: 11112

  • Thông báo tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh bậc 2, 3, 4, 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương các cấp độ A2, B1, B2, C1 theo khung CEFR, tháng 11/2020 Public: 13/10/2020 - Views: 21000

  • Thông báo tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh bậc 2, 3, 4, 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương các cấp độ A2, B1, B2, C1 theo khung CEFR, tháng 10/2020 Public: 16/09/2020 - Views: 17282

  • Thông báo tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh bậc 2, 3, 4, 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương các cấp độ A2, B1, B2, C1 theo khung CEFR, tháng 9/2020 Public: 27/08/2020 - Views: 19223

  • Thông báo tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh bậc 2, 3, 4, 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương các cấp độ A2, B1, B2, C1 theo khung CEFR, tháng 8/2020 Public: 14/07/2020 - Views: 24842

  • Thông báo số 1 về việc tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế "Đào tạo - bồi dưỡng giáo viên mầm non: Kinh nghiệm và xu hướng đổi mới" Public: 29/06/2020 - Views: 4267

  • Thông báo tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh bậc 2, 3, 4, 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương các cấp độ A2, B1, B2, C1 theo khung CEFR, tháng 6/2020 Public: 28/05/2020 - Views: 19862

  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo thi tuyển viên chức năm 2020 Public: 18/05/2020 - Views: 19743

  • Thông báo tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh bậc 2, 3, 4, 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương các cấp độ A2, B1, B2, C1 theo khung CEFR, tháng 5/2020 Public: 05/05/2020 - Views: 18003

  • Thông báo về việc tuyển thẳng vào các lớp chuyên của Trường THPT Chuyên ĐHSP năm học 2020-2021 Public: 23/03/2020 - Views: 15500

Tin đọc nhiều nhất

  • Thông báo: Danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2015 - Bản cuối cùng Public: 19/08/2015 - Views: 512455

  • Thông báo: Tuyển sinh cao học khóa 24 (2014-2016) Public: 30/10/2013 - Views: 99334

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI CÔNG BỐ ĐIỂM XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC CHÍNH THỨC VÀ DANH SÁCH THÍ SINH TRÚNG TUYỂN NĂM 2015 Public: 24/08/2015 - Views: 90170

  • THÔNG BÁO: KẾT QUẢ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC ĐỢT 1 NĂM 2017 Public: 30/07/2017 - Views: 89599

  • Thông báo về việc tuyển sinh Đại học Văn bằng 2 hệ chính qui Public: 22/01/2016 - Views: 89060

  • Thông báo: Tuyển sinh cao học đợt 2 khóa 23 (2013-2015) Public: 07/05/2013 - Views: 85472

  • Thông báo: Điểm chuẩn TS ĐH, CĐ trường ĐHSP Hà Nội năm 2013 Public: 09/08/2013 - Views: 79949

  • Điểm xét tuyển vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2016(đợt 1) Public: 13/08/2016 - Views: 79360

  • Thông báo: Điểm trúng tuyển và DS trúng tuyển NV2 - 2013 Public: 17/09/2013 - Views: 79042

  • Remind: Thông báo về việc tuyển sinh văn bằng 2 Public: 23/01/2013 - Views: 78937

Tin nổi bật trong tháng

  • Thông báo lịch thi và danh sách thí sinh dự thi tiếng Anh ngày 09, 10, 11 tháng 1/2021
  • Thông báo kết quả thi tiếng Anh ngày 12, 13/12/2020 và ngày 23/12/2020 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Thông báo Kết quả xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS năm 2020
  • Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khai giảng các lớp ĐH khóa 20 tại Vĩnh Phúc
  • Khai mạc đợt kiểm đếm các chỉ số giải ngân (DLIs) năm 2020 trong Chương trình ETEP tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • Chương trình giám sát và hỗ trợ triển khai của Ngân hàng thế giới tại ĐHSP Hà Nội
  • Lễ mít tinh kỉ niệm 71 năm Ngày truyền thống Học sinh, Sinh viên, Hội Sinh viên Việt Nam và Giao lưu đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với đại biểu sinh viên, học viên sau đại học
  • Danh mục thiết bị mua sắm mới năm 2020 (cập nhật đến ngày 15/10/2020)
  • Thông báo tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh bậc 2, 3, 4, 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương các cấp độ A2, B1, B2, C1 theo khung CEFR, tháng 1/2021
  • Thông báo lịch thi và danh sách thí sinh dự thi tiếng Anh ngày 12, 13 tháng 12/2020
Chuyên mục
  • Bản tin chung
    • Hoạt động chung
    • Quản lý & Điều hành
    • Đoàn thanh niên & Hội sinh viên
    • Ba công khai
  • Chân dung & Sự kiện
    • Nhân vật và Sự kiện
    • 60 năm ĐHSPHN
    • Chân dung Nhà giáo
    • Thế hệ Lãnh đạo Trường
    • Hội thảo Trần Đức Thảo
  • Đào tạo Đại học chính quy
    • Đào tạo Đại học chính quy
    • Đào tạo Quốc tế
  • Đào tạo Liên thông, Văn bằng 2, Nghiệp vụ, Chứng chỉ
    • Đào tạo Nghiệp vụ
    • Cấp CC tiếng Anh (CEFR)
    • Đào tạo Liên thông & VB2
  • Hỗ trợ
    • Thời khóa biểu
    • Thông tin việc làm
    • Tư vấn hỗ trợ việc làm
    • Hỗ trợ tài chính
  • Hợp tác - Nghiên cứu
    • Hội thảo & Hội nghị
    • Nghiên cứu Khoa học
    • Hợp tác Quốc tế
  • Tuyển sinh Đại học chính quy
    • Tuyển sinh Đại học chính quy
    • Tuyển sinh 2015
    • Tuyển sinh 2016
    • Tuyển sinh 2017
  • Tuyển sinh Liên thông, Văn bằng 2, Nghiệp vụ, THPT
    • Tuyển sinh Liên thông & VB2
    • Tuyển sinh nghiệp vụ
    • Tuyển sinh THPT Chuyên
  • Tuyển sinh Sau đại học
    • Tuyển sinh Thạc sỹ
    • Tuyển sinh NCS
  • Giới thiệu
  • Lịch sử truyền thống
  • Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị
  • Sự kiện & Nhân vật
  • BCH Đảng bộ
  • Hiệu trưởng
  • Các Phó Hiệu trưởng
  • Cơ sở vật chất
  • Đào tạo Đại học
  • Đào tạo Thạc sĩ
  • Đào tạo Tiến sĩ
  • Đào tạo Quốc tế
  • Đào tạo Từ xa - BDTX
  • Đào tạo Nghiệp vụ
  • KH & CN
  • Kết quả KHCN từ 2010
  • Kết quả KHCN trước 2010
  • Thông tin KHCN
  • Hợp tác KHCN
  • Hội thảo KHCN
  • Hội thảo KHQT Việt - Pháp 2018
  • Dành cho cán bộ
  • Văn bản pháp quy
  • E-Learning
  • Thư điện tử
  • Trang cá nhân
  • Tìm kiếm cán bộ
  • Dành cho sinh viên
  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
  • Địa chỉ: 136 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tel: 04-37547823 - Fax: 04-37547971
  • Email: p.hcth@hnue.edu.vn
  • Webmaster: admin@hnue.edu.vn
  • Phát triển và quản lý: Trung tâm CNTT
Đang trực tuyến: 124
Tổng lượt truy cập: 13.620.756
  • Hnue Home
  • Email
  • Thư viện
  • Bản đồ
  • Đăng ký học